Chuyện dọc đường

Cần biện pháp cứng rắn

23/01/2019, 07:40

Sau các vụ tai nạn nghiêm trọng thời gian qua, đã đến lúc cần có quy định xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Sau các vụ tai nạn nghiêm trọng thời gian qua, đã đến lúc cần có quy định xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, quy định để xác định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với chủ phương tiện, DN, đặc biệt là trách nhiệm của cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng, chưa đủ sức răn đe hoặc còn thiếu.

Nghị định 86 đã quy định trách nhiệm của DN phải xây dựng và thực hiện quy trình quản lý ATGT. Tuy nhiên, chế tài xử phạt trong trường hợp DN không thực hiện còn rất nhẹ, phần lớn dừng lại ở mức cảnh cáo, tước phù hiệu, rất ít trường hợp bị rút giấy phép kinh doanh..., chưa đủ sức răn đe.

Thời gian tới, nên có quy định xác định trách nhiệm lớn hơn với DN, quản lý DN, lái xe khi gây TNGT dẫn tới chết người. Nếu DN làm tốt, họ không phải lo gì. Còn nếu làm không tốt, họ phải trải qua một quá trình rất phức tạp để có thể được cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải.

Ví dụ, sau khi có kết luận nguyên nhân do đơn vị kinh doanh vận tải có xe gây TNGT nghiêm trọng trở lên gây chết người thì DN sẽ bị rút giấy phép trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong thời gian đó, toàn bộ ban lãnh đạo các bộ phận của đơn vị kinh doanh, người phụ trách ATGT và lái xe có liên quan phải được tập huấn lại về ATGT do Sở GTVT trực tiếp thực hiện. Lái xe trực tiếp gây TNGT phải sát hạch lại toàn bộ lý thuyết và thực hành ở mức độ khắt khe hơn, thậm chí cấm hành nghề trong một khoảng thời gian nhất định. Trong vòng 1 năm, DN phải có chứng chỉ tham gia tập huấn ISO 39001 về quản lý ATGT đường bộ... Đáp ứng các điều kiện đó thì mới được cấp lại giấy phép.

Với các trường hợp nghiêm trọng, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc và có kết luận. Còn với các trường hợp vi phạm hành chính, sẽ phải có hướng dẫn để phân tích, xác định rõ ràng trách nhiệm lái xe, DN và cơ quan quản lý tới đâu. Nếu lái xe trực tiếp vi phạm thì đương nhiên họ sẽ chịu trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên DN cũng có trách nhiệm rất lớn. Nếu DN quan tâm tới cuộc sống người lao động, bảo đảm điều kiện làm việc, quản lý chặt sức khỏe, bố trí lao động và thơi gian làm việc hợp lý cho lái xe... chắc chắn tình trạng vi phạm của lái xe sẽ giảm đi rất nhiều.

img

Vụ tai nạn thảm khốc ở Hải Dương: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.