Có mặt tại Store H&M AEON Hà Đông, Hà Nội vào cuối buổi chiều 3/4, PV ghi nhận, khách hàng tới thăm quan gian hàng của H&M ra vào đều đặn. Quần áo sắp xếp ngăn lắp trên kệ, phân chia từng khu vực quần áo nam nữ rõ ràng.
Tuy nhiên, nhân viên cửa hàng từ chối trao đổi về những lùm xùm liên quan đến làn sóng kêu gọi tẩy chay và lượng khách mua hàng.
Ghi nhận tại Store H&M Royal City, khách hàng tham quan gian hàng thời gian H&M vắng hơn so với các cửa hàng xung quanh. Nhân viên ở đây cũng từ chối một cách thẳng thắn khi trao đổi có liên quan đến “phốt” của nhãn hàng.
Cũng tại đây, khi một cháu bé vô tình chạy vào cửa hàng H&M chơi, ngay lập tức bị phụ huynh chạy thẳng vào kéo cổ sang một gian hàng khác kèm nhiều lời nói thể hiện thái độ tẩy chay đối với thương hiệu này trước sự chứng kiến của PV và nhân viên bán hàng.
Qua đây cũng thấy được thái độ của người tiêu dùng Việt nếu H&M cố tình sử dụng bản đồ có hình lưỡi bò.
Trước đó, cộng đồng mạng lên tiếng kêu gọi tẩy chay thương hiệu thời trang H&M.
Khởi nguồn làn sóng kêu gọi tẩy chay được xác định là do, cư dân mạng Trung Quốc đã phát hiện website của thương hiệu thời trang H&M (hm.com) đăng tải bản đồ nước này nhưng không có đường lưỡi bò. Ngay lập tức, từ khóa liên quan đến vấn đề này nhảy lên hạng 2 trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Weibo.
Sau đó, chính quyền Thượng Hải đã thông báo cho phía đại diện của H&M và muốn họ sửa lại vì "bản đồ có vấn đề". Chỉ ít giờ sau, đại diện H&M cho biết họ đã chấp nhận đề nghị của cơ quan quản lý và "chỉnh sửa ngay lập tức".
Hành động này của H&M nhanh chóng khiến cộng đồng mạng và người tiêu dùng Việt Nam phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, bản đồ Trung Quốc chứa đường lưỡi bò là loại bản đồ bất hợp pháp, không được thế giới công nhận.
Việc H&M đăng tải đường lưỡi bò chính là một trong những hành vi phi lý, không trung lập. Làn sóng tẩy chay H&M nhanh chóng lan toả rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội Việt Nam.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận