Mới đây, UBND TP.HCM đã tổ chức cuộc họp, lắng nghe kế hoạch chi tiết các thủ tục tiến hành tổ chức đấu giá các lô đất và 3.790 căn hộ chung cư thuộc Khu tái định cư Bình Khánh (TP.Thủ Đức).
Clip khu tái định cư Bình Khánh nằm ở vị trí "vàng" của TP.HCM nhưng gần chục năm vắng bóng người ở.
Đây đã là lần thứ 5 TP.HCM mang hàng ngàn căn hộ này ra đấu giá. Trong những lần đấu giá trước đó, mức giá khởi điểm được đưa ra quá cao so với thực tế những căn hộ tái định cư. Trong khi đó những căn hộ thuộc dự án tái định cư này đã để trống nhiều năm và hiện có dấu hiệu xuống cấp.
Được biết khu tái định cư Bình Khánh do nhiều chủ đầu tư như Tiến Phước, Trần Thái, Thuận Việt, Đức Khải, Keppel Land, Nova Land xây dựng. Đây cũng được xem là khu tái định cư lớn nhất TP.HCM tính đến thời điểm hiện tại với hơn 12 nghìn căn hộ được xây dựng trên diện tích gần 86ha.
Dù đã được hoàn thành gần 10 năm, nhưng hàng nghìn căn hộ tại khu tái định cư được cho là ở vị trí “vàng” của TP.HCM vẫn cửa đóng, then cài, không một bóng người ở.
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh năm 2021, TP.HCM đã trưng dụng các toà nhà trong khu tái định cư Bình Khánh để làm bệnh viện dã chiến. Sau khi hoàn thành sứ mệnh cứu chữa các F0, hàng nghìn căn hộ tại đây trở lại cảnh “hoang vắng”.
Khu tái định cư Bình Khánh được xây dựng từ năm 2013 và hoàn thành vào năm 2015.
Được xây dựng tại khu đất có diện tích gần 86ha với hơn 12 nghìn căn hộ, đây được xem là khu tái định cư lớn nhất TP.HCM hiện tại.
Dự án này được thực hiện với mục đích tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Dù vậy sau gần 1 thập kỷ được hoàn thành, hàng nghìn căn hộ tại đây vẫn trong tình trạng “cửa đóng, then cài”, không một bóng người.
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, các toà nhà trong khu tái định cư Bình Khánh đã được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.
Lối vào dành cho xe cấp cứu của toà nhà được trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến số 6, nay tường vỡ, bong tróc.
Hiện các lối vào các toà nhà khu tái định cư Bình Khánh đã được rào kín, hạn chế người ra vào. Thậm chí, các bảo vệ còn cho biết nơi đây “cấm chụp hình, quay phim”.
Sau khi các toà nhà hoàn thành sứ mệnh cứu người trong đại dịch Covid-19, các dãy nhà lại “cửa đóng, then cài” không một bóng người.
“Bỏ hoang” quá lâu, một số công trình trong khu tái định cư bắt đầu xuống cấp, gạch lát tại các bậc thềm đã bị bong tróc.
Lối vào Khu hồi sức cấp cứu, Bệnh viện dã chiến số 3 được rào kín, gạch tường bong tróc, các loại dây điện, cáp viễn thông treo “lủng lẳng” phía trước nhìn vô cùng nhếch nhác.
Một dãy hành lang không một bóng người tại toà nhà khu tái định cư Bình Khánh.
Lan can các cầu thang trong các toà nhà khu tái định cư Bình Khánh đang trong tình trạng rỉ sét.
Khu tái định cư nằm ngay trục đường Lương Định Của đang được nâng cấp mở rộng kết nối vào đại lộ Mai Chí Thọ nên không ngoa khi nói nơi đây đang toạ lạc tại vị trí “vàng” của thành phố.
Dự án tái định cư Bình Khánh từng được UBND TP.HCM yêu cầu phải trở thành dự án kiểu mẫu, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về một nơi ở mới khang trang, hiện đại cho người dân.
Trái với kỳ vọng, sau gần chục năm hoàn thành nơi đây vẫn chưa thể hoạt động “đúng nghĩa”, trong khi vẫn có rất nhiều người dân là lao động có thu nhập thấp chưa có nhà ở.
TP.HCM đã nhiều lần thực hiện bán đấu giá nhưng cũng không có người mua. Trong khi đó, mỗi năm thành phố phải chi hàng chục tỷ đồng để bảo trì, thuê người quản lý. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không mặn mà tham gia đấu giá Khu tái định cư Bình Khánh được cho là do mức giá khởi điểm quá cao.
Trước nhu cầu nhà ở của người lao động thu nhập thấp, Sở Xây dựng TP.HCM cũng từng tham mưu cho thành phố về đề án để báo cáo Thành uỷ dành một phần để giải quyết các hộ dân sống ven kênh rạch trong chương trình chỉnh trang nhà ven kênh rạch của thành phố mà không bồi thường bằng tiền.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận