Bánh ú lá tre là một loại bánh dân gian, gắn bó từ lâu đời với người dân Nam Bộ. Loại bánh này được làm nhiều nhất vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) hàng năm.
Tại Cà Mau, nhiều hộ dân ở phường 5, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) lại tất bật với công việc gói bánh ú lá tre để cung ứng cho khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Bánh ú lá tre ở Cà Mau được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua, bánh có hương vị thơm ngon.
Hiện tại, bánh ú lá tre được nhiều hộ dân ở phường 5, TP Cà Mau cung cấp cho các chợ đầu mối trong tỉnh Cà Mau và các tỉnh ở ĐBSCL, TP.HCM.
Gia đình bà Lê Thị My (khóm 5, phường 5), có khoảng 40 năm làm nghề gói bánh ú lá tre chia sẻ, trước ngày mùng 5/5 (âm lịch) khoảng nửa tháng là các lò bánh đã bắt đầu nhận đặt hàng của khách.
Nguyên liệu làm bánh ú lá tre khá đơn giản, gồm: Nếp, đậu xanh, nước tro, đường, lá tre…
“Nghề này ba mẹ tôi học được từ một người ở Cái Tàu (huyện U Minh). Sau đó, truyền dạy lại cho con cháu làm và duy trì cho đến ngày hôm nay”, bà My chia sẻ.
Theo bà My, dịp Tết Đoan ngọ năm nay, dự kiến gia đình bà sẽ xuất bán khoảng 30.000 cái bánh ú lá tre, giá mỗi chục bánh (10 cái) được bán với giá 35.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Nghề gói bánh ú lá tre giải quyết được đáng kể một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, giúp có thêm thu nhập.
Chị Phạm Sơ Ri chia sẻ: “Công việc gói bánh tuy không nặng nhọc, vất vả nhưng cần sự khéo tay và chăm chỉ. Nếu tính hết 3 ngày thì tôi gói khoảng 3.000 cái bánh, kiếm khoảng 3 triệu đồng.
Khi đã gói quen tay, mỗi cái bánh ú lá tre, tôi chỉ tốn khoảng 13 - 15 giây là hoàn thành 1 cái. Đối với người tham gia luộc bánh, buộc bánh thành chùm, một ngày cũng có thu nhập khoảng 500.000 đồng/người”.
Sau khi gói xong, những cái bánh ú được cắt dây buộc gọn gàng.
Theo những hộ làm bánh ú lá tre lâu năm ở phường 5, TP Cà Mau, nguyên liệu làm bánh ú lá tre khá đơn giản, gồm: nếp, nước tro, đậu xanh, đường, lá tre…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì cho nước sạch vào tro ngâm khoảng 1 giờ để lắng lấy phần nước trong. Lúc này, cho nếp vào ngâm trong nước tro đã lóng 1 ngày 1 đêm, rồi rửa lại bằng nước sạch.
Sau khi cắt dây, những cái bánh ú lá tre được buộc lại thành một bó bự khoảng hơn 20 cái, rồi đem vào nồi nấu chín.
Công đoạn tiếp đến là chuẩn bị nhân bánh. Đậu xanh luộc chín rồi đánh nhuyễn, sau đó trộn với dừa và đường, rồi vo thành viên đặt lên lá tre gói lại.
Hiện tại, địa phương đã thành lập Tổ hợp tác gói bánh ú lá tre với 9 tổ viên. Nghề gói bánh ú lá tre đã góp phần giải quyết việc làm nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Những cái bánh ú lá tre thơm ngon được vớt ra, với mùi vị thơm ngon, hấp dẫn người thưởng thức.
Theo tín ngưỡng dân gian, người xưa quan niệm Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày “xấu” của năm và rơi vào tiết hè nóng oi bức, dễ nảy sinh nhiều dịch bệnh.
Vậy nên, cần một loại đồ ăn có tính mát để giải nhiệt, thải độc và bánh ú lá tre hội tụ đủ các yếu tố trên.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận