Ứng dụng

Cận cảnh Project 20380 Steregushchy, hộ vệ hạm mạnh nhất của Nga

08/05/2015, 18:15
image

Lớn hơn hộ vệ hạm Gepard 3.9 một chút, Project 20380 Steregushchy mạnh mẽ hơn với hệ thống vũ khí tấn công toàn diện.

1.1Nhằm hiện đại hóa lực lượng tàu hộ vệ nói riêng và trang bị hải quân nói chung, đầu những năm 2000, Nga đã bắt đầu khởi đóng lớp tàu hộ vệ thế hệ mới thuộc Project 20380 Steregushchy. Hiện nay nước này đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng 3 chiếc lớp này với một chiếc Project 20380 và 2 chiếc thuộc biến thể Project 20381. Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa mang tên Soobrazitelnyy (531) thuộc Project 20381 Steregushchy.

1.2Hầu như tất cả các biến thể đều có chung kích thước, sự thay đổi chủ yếu nằm ở hệ thống điện tử hàng hải và hệ thống vũ khí (thay đổi pháo, tên lửa). 

1.3Lớp tàu hộ vệ này có lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, dài 104,5m, rộng 11,6m. Với kích cỡ này, nó tương đương với khinh hạm (frigate), mặc dù người Nga chỉ xếp loại tàu hộ tống (corvette). 

1.4Loại tàu này sẽ được dành cho nhiệm vụ hoạt động ở vùng ven biển, tiêu diệt mọi tàu ngầm, tàu mặt nước và yểm trợ hoạt động đổ bộ đường biển.

1.5Dù có kích cỡ tương đương với tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam, nhưng lớp tàu này mạnh hơn về mặt hỏa lực với khả năng tấn công diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không (ở tầm trung), dưới mặt nước.

1.6Trong ảnh là pháo hạm hiện đại A-190 thiết kế với kiểu tháp pháo tối ưu cho khả năng tàng hình toàn tàu.

1.7Loại pháo này dùng cỡ nòng 100mm có thể đạt tốc độ bắn 800 phát/phút, tầm bắn xa 20km, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. 

1.8Hai khẩu pháo nhỏ đặt ngay phía sau tháp chỉ huy có thể là làm nhiệm vụ bắn pháo hiệu trong các đợt kỷ niệm. 

1.9Trong ảnh là một trong 2 khẩu pháo nhỏ khai hỏa trong dịp kỷ niệm ngày Hải quân Nga. 

1.10Ngay phía sau tháp pháo A-190 là hệ thống ống phóng thẳng đứng (32 ống) chứa đạn tên lửa tầm trung 9M96E (loại đạn tên lửa của hệ thống tên lửa S-400 trên bộ). Với loại tên lửa này, tàu hộ vệ Project 20381 có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly xa 40km, độ cao từ 5m tới 20km. Lưu ý là, loại tên lửa này chỉ trang bị trên tàu hộ vệ biến thể Project 20381, trong khi Project 20380 dùng tổ hợp pháo – tên lửa tầm thấp Kashtan.

1.11Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Project 20380/20381 trang bị 6 đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S hoặc 8 đạn Kh-35 Uran. Ảnh minh họa

1.12Tàu còn có 2 tháp pháo phòng không cao tốc tầm gần AK-630M có tốc độ bắn cao tới 4.000 phát/phút, tầm bắn xa 4km. 

1.13Trong tác chiến chống tàu ngầm, tàu hộ vệ này trang bị 2 cụm ống phóng ngư lôi cỡ 330mm (4 ống/cụm). 

1.14Trong ảnh là cụm ống phóng đạn mồi bẫy PK-10 bắn đạn AZ-SO-50 hoặc AZ-SOM-50 dùng để đánh lừa đạn tên lửa dẫn bằng radar hoặc quang học nhắm vào tàu.

1.15Tàu được trang bị hệ thống radar trinh sát/điều khiển hỏa lực hiện đại gồm: radar trinh sát đường không Furke-E 3D; radar trinh sát mặt nước Grapun-B/3T-25E/Plank Shave; radar điều khiển hỏa lực Ratep 5P-10E Puma và radar ngắm bắn Monument.

1.16Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống định vị thủy âm (trinh sát tàu ngầm) Zarya-ME và hệ thống kéo rê phía sau Vinkyetka-EM.

1.17Đuôi tàu được bố trí sân đáp và nhà chứa cho một trực thăng săn ngầm. 

1.18Trong ảnh là trực thăng trinh sát – săn ngầm Ka-27 đậu ở đuôi tàu, theo Kiến thức.


Video tàu hộ vệ Project 20381 Nga tác chiến:

Nguồn video: YouTube

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.