Mikoyan MiG-29 (tên ký hiệu của NATO "Fulcrum" - Điểm tựa) là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô (cũ) và Nga (hiện nay) thiết kế chế tạo, MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không.
Thiết kế ban đầu của MiG-29 được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực N-019A có khả năng phát hiện mục tiêu tiêm kích ở cách xa 70km ở bán cầu trước và 35km ở bán cầu sau.
Phạm vi phát hiện máy bay ném bom được tăng lên 140km ở phía trước. Tuy nhiên, loại radar này dù cho phép theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc nhưng chỉ khóa và dẫn tên lửa tấn công được một mục tiêu.
Được phát triển vào thập niên 1970 bởi Phòng thiết kế Mikoyan, nó bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Xô viết vào năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tên gọi "Fulcrum" của NATO không được các phi công Xô viết sử dụng.
MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet. Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 trong số đó để xuất khẩu.
Một chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD nhưng nay ở các thị trường, MiG–29 luôn gặp số phận hẩm hiu.
Moldova muốn "tống khứ" nốt 6 chiếc MiG-29 còn lại trong biên chế Không quân nước này với một mức giá rẻ bèo, 1 triệu USD/chiếc.
Cuối năm 2008, Nga chào bán cho Liban 10 máy bay MiG–29 với mức “chiết khấu lớn” (chỉ có giá ít hơn 5 triệu USD/chiếc) nhưng không được quốc gia này đồng ý.
Một phần lý do chính là chi phí bảo dưỡng đắt đỏ, khoảng 5 triệu USD/năm. Trong khi MiG-29 bán ế thì các đối thủ chính của nó, F-16 Fighting Falcon bán rất chạy ở Trung Đông.
Do đơn đặt hàng của Oman trị giá tới 3,5 tỷ USD, hãng Lockheed Martin sẽ phải tiếp tục duy trì sản xuất máy bay tiêm kích F-16 cho tới năm 2013-2015. Ả Rập Saudi cũng đặt mua F-15 Silent Eagle do Tập đoàn Boeing chế tạo với trị giá 30 tỷ USD.
Quốc gia này cũng đã tuyên bố kế hoạch mua vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự của Mỹ với tổng trị giá lên tới 60 tỷ USD.
MiG-29 có đường nét khí động học tương tự Su-27, nhưng vẫn có những điểm khác biệt.
Máy bay được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và vật liệu composite.
MIG-29 có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước tạo góc 40 độ, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ.
Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh liệng ở đầu cánh.
MiG-29 có chiều dài 17,37m, sải cánh 11,4m, cao 4,73m, trọng lượng cất cánh tối đa 16,8 tấn.
MiG-29 được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov RD-33 với công suất 50kN/động cơ và 83,5kN/động cơ khi đốt nhiên liệu phụ.
Khoảng không gian giữa 2 động cơ sinh ra lực nâng, do đó giảm đáng kể lực tác dụng lên cánh, một cải tiến lợi dụng lực sinh ra từ chỗ trống giữa 2 động cơ nhằm nâng cao khả năng cơ động.
Động cơ được đặt dọc theo các ống lấy không khí được thiết kế ngay dưới gốc diềm cánh (LERXs), có độ dốc thay đổi được nhằm tăng tốc độ.
Trong điều kiện chiến trường, lối dẫn khí chính có thể đóng hoàn toàn và động cơ thay đổi sang sử dụng bộ nạp khí phụ trên thân máy bay để cất hạ cánh, bay độ cao thấp, ngăn ngừa những mảnh vỡ từ dưới đất bắn vào gây hư hại động cơ.
MiG-29 có thể chứa 4.365 lít nhiên liệu trong 6 thùng chứa thân và cánh, ngoài ra còn có thể mang thêm 1.500 lít trong thùng nhiên liệu phụ ở giữa thân máy bay, giữa 2 ống hút không khí động cơ.
MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.445km/h, tầm bay chiến đấu 700km (hoặc 2.900km với nhiệm vụ tuần tiễu), trần bay 18km, vận tốc leo cao 330m/s.
MiG-29 được thiết kế với 6 giá treo vũ khí mang tổng cộng 3,5 tấn tên lửa, bom và một pháo trong thân GSh-30-1 cỡ 30mm với cơ số đạn 150 viên, theo Lao động.
Video sức mạnh tiêm kích đa năng Mig-29:
Nguồn video: YouTube
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận