Ứng dụng

Cận cảnh sức mạnh tên lửa JSOW C-1 Mỹ bắn thử thành công

19/02/2016, 14:38
image

Hải quân Mỹ và tập đoàn chế tạo vũ khí Raytheon đã tiến hành bắn thử thành công tên lửa JSOW C-1...

4.1
Máy bay chiến đấu phản lực F/A-18F Super Hornet mang theo 2 quả đạn JSOW C-1.

Theo kịch bản của cuộc thử nghiệm, tên lửa JSCOW C-1 được phóng từ chiếc tiêm kích F/A-18F Super Hornet với khoảng cách hơn 8km. JSCOW C-1 đã có đường bay hoàn hảo, trước khi phá hủy mục tiêu đặt trên mặt đất với độ chính xác cao. Kịch bản chiến trường bao gồm mục tiêu được phòng vệ có áp dụng nhiều biện pháp tác chiến.

Được bắn vào một môi trường bay khắc nghiệt, vụ thử chứng minh khả năng của JSOW C-1 có thể chống lại nhiều mục tiêu trên mặt đất.

“Vụ thử một lần nữa chứng minh khả năng của JCOW phá hủy chính xác nhiều loại mục tiêu mặt đất. Lực lượng không quân trực thuộc Bộ tư lệnh thủy quân Lục chiến trong thời gian gần đây cũng triển khai JSOW C trong một kịch bản thực tiễn phân định rõ thắng-bại có sự tham gia của các biện pháp đối phó bằng tần số vô tuyến điện. Kết quả cả 2 lần bắn thử, loại vũ khí này đều thành công”, ông Celeste Mohr, giám đốc phòng thiết kế JSOW, tập đoàn Raytheon hãnh diện khoe với báo chí Mỹ.

Tên lửa JCOW C-1 thuộc thế hệ mới kết hợp mọi ưu điểm của thế hệ “đàn anh” JSOW-C và công nghệ đường truyền dữ liệu hiện đại Link 16, nên nó không chỉ đánh phá mục tiêu trên mặt đất mà còn trên biển, dù ở trạng thái động hay tĩnh.

JSOW C và JSOW C-1 được thiết kế để hỗ trợ lực lượng Hải quân Mỹ có thể chủ động, linh hoạt đối với, tiêu diệt những mục tiêu có giá trị cao ở tầm bắn hơn 100km. JSOW là loại vũ khí không đối đất có giá thành thấp được tích hợp hệ thống định vị quán tính GPS. Chúng xử lý mục tiêu trên mặt đất bằng cách dò tìm hồng ngoại, theo CAND.

2.1
Tên lửa JSOW C-1 của Mỹ.

Theo Đất Việt, chương trình phát triển tên lửa JCOW có liên quan mật thiết đến hệ thống phòng không S-300 của Nga. Cụ thể, vào thập niên 1980, khi Nga đưa vào trực chiến thế hệ đầu của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300, Mỹ cũng bắt tay phát triển ngay vũ khí có thể khắc chế.

Kết quả của chương trình là sự ra đời đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW. Về bản chất, JSOW là một loại bom lượn thông minh.

Mặc dù mang kiểu dáng của một quả tên lửa hành trình nhưng AGM-154 được xếp vào dạng bom liệng - vũ khí nổ phá không cần động cơ, nó thay đổi các đặc điểm bề mặt khí động để thay đổi đường bay so với đường đạn đạo.

Mặc dù mang kiểu dáng của một quả tên lửa hành trình nhưng AGM-154 JSOW được xếp vào dạng bom liệng - vũ khí nổ phá không cần động cơ, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu.

AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể JCOW C-1 nâng cấp có thể đạt tầm bắn lên đến 130km ở chế độ bay cao.

Theo nhà sản xuất Raytheon, AGM-154 JSOW có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với sai số trượt mục tiêu CEP chỉ có 3 m, có thể mang nhiều loại đầu đạn và tấn công cả các mục tiêu kiên cố bên trong các hầm ngầm.

Video tiêm kích F/A-18F phóng bom liệng AGM-154 JSOW (Joint Standoff Weapon):

Nguồn video: YouTube

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.