Sản phẩm mới

Cận cảnh sức mạnh tiêm kích đánh chặn tầm xa MIG-31

13/04/2015, 18:02
image

MiG-31 là tiêm kích đánh chặn tầm xa được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ, tấn công chiến lược.

6.1Tiêm kích đánh chặn siêu âm 2 người ngồi MiG-31, được giới quân sự NATO mệnh danh là Foxhound (Chó săn Chồn).

6.2Mikoyan MiG-31 có tên ký hiệu của NATO: "Foxhound" là một máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 "Foxbat". 

6.3MiG-31 được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan dựa trên MiG-25. MiG-31 là một mẫu máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã.  

6.4MiG-31 Foxhound có 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh, cánh được đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, có 2 cánh đuôi thẳng đứng. 

6.5Không giống MiG-25, nó có 2 chỗ ngồi, phía trước là phi công điều khiển bay, còn đằng sau là phi công vận hành hệ thống vũ khí.

6.6MiG-31 có khả năng đánh chặn và phá hủy bất kỳ mục tiêu nào, từ tên lửa hành trình hay cả vệ tinh.

6.7Một nhóm tiêm kích đánh chặn này có thể giám sát một phần không phận rộng lớn.

6.8Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 (NATO: AA-9 "Amos") đặt dưới bụng. R-33 tương đương với loại tên lửa AIM-54 Phoenix của hải quân Mỹ.

6.9Nó có thể được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động (SARH), hoặc bằng hệ thống dẫn đường quán tính, hoặc dẫn đường từ máy bay một nửa quãng đường sau đó chuyển sang SARH ở quãng đường cuối.

6.10Một phiên bản tiên tiến hơn là Vympel R-37 (AA-X-13 "Arrow"), nó được dùng thay thế cho loại Vympel R-33.

6.11Những vũ khí khác bao gồm tên lửa Bisnovat R-40 (AA-6 "Acrid") cũ hơn, trước đây được triển khai trên MiG-25, và tên lửa tầm ngắn hồng ngoại Molniya R-60 (AA-8 "Aphid") hoặc Vympel R-73 (AA-11 "Archer") treo dưới cánh. Hiện nay toàn bộ phi đội MiG-31 được nâng cấp để mang tên lửa mới Vympel R-77 (AA-12 "Adder").

6.12Không giống MiG-25, MiG-31 có một khẩu pháo bên trong, loại 23 mm GSh-6-23 6 nòng với 800 viên đạn, gắn ở trên bộ phận hạ cánh chính bên phải.

6.13GSh-6-23 có tốc độ bắn là 10.000 vòng/phút. MiG-31 đã loại bỏ khẩu pháo này và thêm vào đó giá treo tên lửa loại R-33 hoặc R-37 ở một số phiên bản.

6.14Người ta còn gọi MiG-31 với cái tên "radar bay" bởi khả năng của hệ thống điện tử hàng không độc nhất của nó.

6.15Tổ hợp này cơ bản dựa trên hệ thống giám sát Barrier, được trang bị một ăng-ten mảng pha đầu tiên trên thế giới

6.16Được các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, trong 10 đến 15 năm nữa sẽ không có một hệ thống hàng không nào có thể bắt kịp được MiG-31. 

6.17Bởi tất cả các chiến đấu cơ hiện đại (ngoại trừ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm) đều không có khả năng bay hoàn toàn siêu hành trình như MiG-31, bởi chúng thường bị giới hạn thời gian bay siêu hành trình trong khoảng từ 5 - 15 phút do hạn chế về thiết kế khung máy bay.

6.18Nhiệm vụ của hệ thống Mig-31 là sử dụng năng lực mang phóng tên lửa đẩy lưỡng dụng đưa vệ tinh, vũ khí và khí tài quân sự vào không gian để cùng các cấu phần khác của bộ đội tên lửa chiến lược và vũ trụ của Liên xô tạo thành năng lực răn đe tấn công chiến lược, theo Lao Động.

Clip Tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MIG-31:

 Nguồn video: Quân sự Việt Nam.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.