Quân sự

Căn cứ của Nga ở Sudan: Bài học đáng buồn cho Moscow

11/06/2021, 07:02

Thỏa thuận xây dựng một căn cứ quân sự của Nga ở Sudan đang đứng trước bờ vực đổ vỡ do sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh.

img

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp người đứng đầu Hội đồng quân sự chuyển tiếp của Sudan Abdel Fattah al-Burhan tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi ở Sochi, Nga ngày 23 tháng 10 năm 2019.

Theo các nguồn tin quân sự, trong vài năm nữa, Nga muốn xây dựng một căn cứ hải quân ở Sudan. Vào năm 2017, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin “bảo vệ Sudan trước Hoa Kỳ”, sau đó giữa hai nước đã ký kết một số thỏa thuận trong lĩnh vực hợp tác quân sự.

Đồng thời, đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc xây dựng một căn cứ quân sự của Nga ở quốc gia này, nhưng, vào năm 2019 Tổng thống al-Bashir đã bị lật đổ.

Mặc dù vậy, chính phủ dân sự mới của Sudan cũng không từ bỏ sáng kiến​​ của Tổng thống tiền nhiệm và thậm chí đã ký một thỏa thuận với Moscow về việc xây dựng căn cứ vào tháng 11 năm 2020.

Tuy nhiên, chính phủ mới của Sudan chưa thể phê chuẩn thỏa thuận do không có cơ quan lập pháp tương ứng trong nước và các cuộc bầu cử của quốc gia này sẽ chỉ được tổ chức vào cuối năm 2022. Trong khi đó, các đối thủ của Moscow đã tận dụng sự chậm trễ này để ngăn chặn thỏa thuận giữa Sudan-Nga.

Vào ngày 2 tháng 6, Chánh văn phòng Sudan Muhammad al-Hussein cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh Blue Nile TV về việc sửa đổi thỏa thuận đã ký với Nga. Lý do đưa ra là thỏa thuận hiện tại "không phù hợp với lợi ích của Sudan".

Kể từ năm 1993 Sudan luôn nằm trong danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố của Mỹ. Thực tế này đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế và vị thế chính trị của đất nước, nhưng tình hình đã thay đổi sau cuộc đảo chính của Omar al-Bashir nói trên, chính phủ mới của Sudan đã đi đến hòa giải với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bất chấp việc lãnh đạo mới của Sudan đã chi trả tiền bồi thường cho các nạn nhân của vụ khủng bố, Washington vẫn không vội vàng loại nước này ra khỏi "danh sách đen" bởi thỏa thuận giữa Nga và Sudan.

Sau đó, các sự kiện bắt đầu diễn ra ngày càng nhanh chóng, đặc phái viên Hoa Kỳ Donald Booth đã đến Sudan. Nhà ngoại giao bày tỏ sự ủng hộ nồng nhiệt đối với chính phủ chuyển tiếp hiện tại và trong các cuộc đàm phán sau đó với Thủ tướng Abdullah Hamdok, đã đồng ý cung cấp cho nước này một khoản vay với sự giúp đỡ của ông, Sudan đã trả hết nợ cho Ngân hàng Thế giới.

Vào đầu năm 2021, một phái đoàn từ Bộ Tư lệnh Châu Phi của Hoa Kỳ đã đến Sudan gồm Phó Tư lệnh về Hợp tác Dân sự-Quân sự Andrew Young và Chuẩn Đô đốc Heidi Berg Trưởng phòng Tình báo Hải quân.

Trong cuộc họp này, nhiều kế hoạch lớn đã được thảo luận thẳng thắn, người Mỹ đề nghị một số dịch vụ gồm đào tạo lực lượng vũ trang và cơ quan thực thi pháp luật, thành lập căn cứ quân sự Mỹ, hợp tác các dịch vụ đặc biệt để đổi lấy việc loại bỏ thỏa thuận giữa Nga và Sudan.

Sau những sự kiện này, vào tháng 4 năm 2021 đã xuất hiện thông tin cho rằng hợp tác giữa Moscow và chính quyền Khartoum sẽ bị chấm dứt. Tuy nhiên, lúc đó Nga vẫn chưa chú ý đến điều này và cho rằng đây là những nguồn tin sai lệch. Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã khẩn cấp cử một phái đoàn đến Sudan nhưng mọi việc đã quá muộn.

Các đồng minh của Mỹ cũng bắt đầu tích cực tham gia vào kế hoạch của Mỹ, trong khi Sudan hiện tại là một quốc gia cực kỳ nghèo và đang rất cần những dòng tiền đầu tư để phát triển, nên đất nước này đã chấp nhận đoạn tuyệt với Nga.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một trong những quốc gia đầu tiên thể hiện mình muốn đầu tư vào Sudan. Ngoài ra, Qatar cũng đề xuất thành lập một khu đầu tư kinh tế tại nước này.

Ả Rập Xê Út cũng sử dụng các nhà vận động hành lang trong Hội đồng Chủ quyền của Sudan để thúc đẩy các cơ hội đầu tư vào nông nghiệp và kinh tế. Ngay sau đó, đại sứ Ả Rập Xê Út đã thông báo rằng ba dự án đã sẵn sàng để ký kết giữa Khartoum và Riyadh, bao gồm các dự án trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và điện.

Ngoài ra, họ còn thảo luận về các khả năng tương tác trong phát triển viễn thông, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng.

Một đồng minh khác không thể thiếu của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 28 tháng 5, các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Sudan về việc mở rộng hợp tác song phương đã được tổ chức tại Ankara.

Các bên đã thảo luận về sự tương tác trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất dầu, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và giao thông.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố mong muốn gia tăng đáng kể thương mại giữa các nước và đại diện của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ khác nhau liên quan đến việc xây dựng đường xá, cầu và các cơ sở hạ tầng khác đã đến Sudan.

Theo các chuyên gia, một quốc gia nghèo khó như Sudan đơn giản là không thể cưỡng lại trước nhiều lợi ích kinh tế và sự chú ý của Hoa Kỳ và các đồng minh. Mặc dù phía Moscow cũng có rất nhiều đề xuất rất hào phóng nhưng Khartoum rõ ràng ưu tiên lựa chọn phía bên kia.

Tuy nhiên, Nga vẫn còn có thể hy vọng sẽ thuyết phục được chính phủ Sudan bảo vệ căn cứ của mình và số tiền đã đầu tư vào nước này. Nếu không, Nga sẽ phải nếm một bài học cay đắng và đáng buồn khi lựa chọn các đồng minh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.