Quản lý

Cần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong đầu tư BOT giao thông

17/10/2018, 20:00

Việc đầu tư BOT giao thông đang tồn tại những bất cập do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ.

44240074_266691773992698_3144719056347594752_n

Đại diện Bộ GTVT, các chuyên gia giao thông và nhà đầu tư trong cuộc hội thảo

Chiều 17/10, Báo Pháp luật TP.HCM Hội tổ chức hội thảo “BOT - Từ góc nhìn đa chiều”. Các đại biểu đều cho rằng, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao) đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế; trong đó, có hạ tầng giao thông là vô cùng cần thiết và là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, chủ trương này mang lại hiệu quả thế nào thì còn phụ thuộc nhiều vào những văn bản pháp quy có liên quan cùng khả năng tổ chức của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và năng lực triển khai của các nhà đầu tư.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết thời gian qua, các dự án BOT giao thông được triển khai trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, nhất là luật về đối tác công tư PPP.

44308843_297074847780085_4019681186774253568_n

Thứ trưởng Bộ GTVT chia sẻ những bất cập trong các dự án BOT

“Đến tháng 3 và 4/2015, mới có Nghị định 30 và Nghị định 15 để triển khai các dự án BOT giao thông trong khi chúng ta đã đã triển khai BOT vào năm 1993 và rầm rộ vào năm 2008”, Thứ trưởng Nhật giải thích.

Do đó, khi triển khai BOT giao thông, Bộ GTVT, nhà đầu tư và các bộ ngành liên quan chưa có kinh nghiệm dẫn tới quá trình nghiên cứu, triển khai chưa giải quyết hết vấn đề.

Đơn cử như thực hiện Nghị định 108 ưu tiên đầu tư các dự án BOT trên đường hiện hữu, nhưng khi thực hiện, Bộ GTVT cùng các ban ngành chưa khảo sát kỹ nên khi đưa vào khai thác chưa được người dân đồng thuận cao.

Hay dự án BOT Cai Lậy ảnh hưởng đến 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi thực hiện mới chú trọng lấy ý kiến người dân thị xã Cai Lậy, khi đưa vào sử dụng thì nhận được nhiều phản ứng từ người dân các tỉnh thành khác.

Từ những bất cập trên, từ năm 2016, Bộ GTVT buộc dừng 13 dự án theo hình thức BOT trong cả nước để xem xét, nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện khung pháp luật, tránh lặp lại những tồn tại ở các dự án đã triển khai.

“Hiện tại, Bộ GTVT đang kiểm toán các dự án BOT đã triển khai để tính giá thực tế và đưa ra thời gian thu phí, miễn phí đối với các hộ lân cận khu vực đặt trạm... để tạo sự đồng thuận trong nhân dân”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật khẳng định.

Trước những dự án chậm tiến độ, chất lượng công trình không đảm bảo, Thứ trưởng Nhật thừa nhận lỗi từ cơ quan quản lý mà trực tiếp là Bộ GTVT. Chất lượng công trình còn phụ thuộc vào nhà đầu tư, tư vấn giám sát... thiếu sót ở khâu nào thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm, Bộ GTVT sẽ kiểm tra và có hướng xử lý cụ thể.

Ông Lưu Xuân Thủy - đại diện các Nhà đầu tư sáng lập Hiệp hội các nhà đầu tư PPP cũng đồng tình với ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về việc đầu tư các dự án BOT. Ông Thủy đề nghị cần sớm hoàn thiện các khung chính sách về đầu tư BOT để các nhà đầu tư yên tâm triển khai dự án.

“Tôi thấy có sự đối xử chưa công bằng giữa các nhà đầu tư của nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân. Mong rằng, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có những quyết sách hợp lý để khuyến khích nhà đầu tư chân chính tham gia phát triển hạ tầng giao thông”, ông Thủy chia sẻ.

img

Chặn xe quá tải né Trạm thu phí BOT Tam Nông

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.