Hỏi: Qua đợt khám sức khỏe vừa qua, tôi được chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn HP, điều này có đáng ngại không, thưa bác sĩ?
Trần Hoàng (Hà Nội)
Ảnh minh họa.
ThS. BS Bùi Văn Long, Chuyên khoa Tiêu hóa, BVĐK Medlatec trả lời:
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP) là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng.
Các thống kê y khoa chỉ ra rằng, tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở mức cao, khoảng 70-80% dân số. Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp do thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Khi phát hiện nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần được thăm khám, đánh giá các yếu tố nguy cơ và kiểm tra tổn thương ở dạ dày - tá tràng, từ đó đưa ra chiến lược điều trị, cũng như đánh giá sát sao sau điều trị để tránh bệnh tái phát nhiều lần.
Cũng cần lưu ý khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau cần đi khám để xác định chính xác tình viêm loét dạ dày - tá tràng đang xuất hiện trong cơ thể: Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn); Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn; Đầy hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị; Đại tiện phân đen; Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những biến chứng nặng nề do viêm loét dạ dày - tá tràng như thủng dạ dày - tá tràng, khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội, đột ngột; Xuất huyết tiêu hóa trên gây ra viêm loét, chảy máu, cần can thiệp cấp cứu, nếu không sẽ gây mất máu trầm trọng và đe dọa dến tính mạng.
Hoặc hẹp môn vị - hành tá tràng, là một dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị - tá tràng, gây hẹp lòng ruột ở dưới dạ dày khiến thức ăn khó đi qua đường tiêu hóa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận