Bọ ve Haemaphysalis longicornis có nhiều ở chó nhà |
Sinh viên trường Y-Sinh thuộc ĐHTH Liên bang Viễn Đông Andrei Pak phát hiện nguy cơ dịch bệnh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là bệnh nhiễm trùng sốt hồi quy, - theo thông báo của trường đại học, báo Sputnik phản ánh.
Sinh viên Nga dưới sự hướng dẫn của PGS Galina Kompanets đã phân tích sự phân bố nhiễm trùng sốt hồi quy trong khu vực trước đây còn ít được biết đến "Virus sốt rét với hội chứng giảm tiểu cầu nặng".
Căn bệnh này lần đầu tiên ghi nhận ở Trung Quốc năm 2009. Bệnh có đặc trưng là sốt cấp tính, tổn thương đường hô hấp và tiêu hóa, suy giảm nhanh tiểu cầu và bạch cầu.
Trong 6-30% các trường hợp kết thúc bằng tử vong. Sự lây lan đã biểu hiện ở Trung Quốc và Nhật Bản, còn ở Hàn Quốc trong những năm 2013-2015 có 170 bệnh nhân.
Tác nhân gây nhiễm trùng là bọ ve Haemaphysalis longicornis lây từ động vật sang người. Nhà nghiên cứu lưu ý rằng virus bệnh sốt hồi quy rất giống virus Khasan từng phát hiện trong vùng Primorye ngay từ những năm 1980, cũng do bọ ve phát nguyên.
Sinh viên y khoa Andrei Pak giả định rằng hai loại virus này có liên quan với nhau và mặc dù bệnh hiện chưa bộc lộ đặc tính tại vùng Primorye nhưng rất cần chú ý phòng ngừa mối đe dọa dịch sốt nhiễm trùng như vậy.
Theo lời nhà nghiên cứu Pak, những con ve này sinh sản rộng, còn căn bệnh rất khó định tính nếu chỉ qua hình ảnh lâm sàng.
"Trong tương quan đó, điều có ý nghĩa là vạch phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm cụ thể về bệnh sốt hồi quy và trước hết có phương pháp sinh học phân tử để phát hiện và xác định tác nhân gây bệnh", - Andrei Pak nhận định.
Các chuyên viên khoa học trẻ từ ĐHTH Liên bang Viễn Đông của Nga cũng đang nghiên cứu sự lây lan ở vùng châu Á-Thái Bình Dương căn bệnh do virus mới đó là hội chứng hô hấp Trung Đông, nghiên cứu lịch sử đại dịch "cúm lợn" trong giai đoạn 2009-2010, "cúm Hồng Kông", "cúm châu Á" và những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận