Y tế

Canh châu chữa thủy đậu

05/12/2018, 11:05

Canh châu hay còn gọi là như chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (phân bố ở vùng Lạng Sơn)...

15

Canh châu

Cây chanh châu là một cây nhỏ có cành mang gai ngắn, cành non hơi có lông. Phần lá dai cứng mọc đối ở phía trên và mọc cách phía dưới. Quả canh châu có vị chua, khi chín hơi ngọt nên nhiều nơi trẻ em thường lấy quả để ăn. Vào mùa hè, bà con thường lấy lá dùng riêng hoặc phối hợp với các loại lá có khả năng thanh nhiệt giải độc khác như lá vối để làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi, thủy đậu (bệnh canh châu).

Theo Đông y, canh châu có vị đắng hơi chua, tính mát và khả năng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết để điều trị thủy đậu, bệnh sởi, hỗ trợ làm lành vết thương, chữa rôm sảy, mụn nhọt…

Chữa trẻ nhỏ lên canh châu (thủy đậu): Để làm giảm các nốt thủy đậu, giúp bệnh mau lành, hạn chế để lại sẹo rỗ thì phụ huynh có thể lấy 12 - 16g canh châu cho vào nồi với 300 - 400ml nước rồi sắc còn khoảng 200ml, chia thuốc thành 2 - 3 lần uống, uống liền 1 - 2 ngày cho bệnh giảm.

Hỗ trợ điều trị sởi: Với chứng bệnh này, bạn cần chuẩn bị cành và lá canh châu 20g, tầm gửi cây khế 18g, sắn dây 12g và hương nhu, cam thảo dây, hoắc hương mỗi vị 8g. Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm, đổ thêm 400ml nước vào, sắc nhỏ lửa cho còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Ngoài ra, có thể lấy lá canh châu nấu nước tắm hàng ngày.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.