Cảnh sát Cơ động xử lý đối tượng vi phạm (ảnh minh họa) |
Hỏi: Buổi tối, tôi đi xe máy đèo bạn ra đường. Khi lên xe tôi có đội MBH còn bạn tôi thì không. Đến đoạn gần đường Xã Đàn - Kim Liên mới (Hà Nội) thì bị cảnh sát cơ động dừng xe kiểm tra, lập biên bản hai lỗi: “Người điều khiển xe mô tô chở người ngồi sau không đội MBH” và “Người ngồi sau xe không đội MBH”, sau đó, yêu cầu tôi nộp phạt tại chỗ. Xin hỏi, cảnh sát cơ động phạt hai lỗi thế đúng hay sai? Cảnh sát cơ động có được xử phạt tại chỗ hay không? Trường hợp tôi không muốn nộp phạt tại chỗ thì phải làm thế nào?
Nguyễn Văn Thành (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội)
Trả lời: Theo quy định hiện hành, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ), cảnh sát trật tự (CSTT) đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông trên địa bàn.
Với trường hợp bạn hỏi, bạn sẽ bị xử lý hai lỗi: “Người điều khiển xe mô tô chở người ngồi sau không đội MBH” và “Người ngồi sau xe không đội MBH”. Tương ứng với mỗi hành vi vi phạm trên mức phạt từ 100 nghìn - 200 nghìn đồng.
Theo quy định, các cán bộ, chiến sỹ CSCĐ hoặc CSTT có thể ra quyết định tại chỗ và xé biên lai xử phạt đối với người vi phạm. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn xử phạt tại chỗ thì có thể yêu cầu CSCĐ hoặc CSTT lập biên bản vi phạm. Sau khi CSCĐ hoặc CSTT lập biên bản, tạm giữ GPLX, đăng ký xe, bạn cầm quyết định xử phạt đến kho bạc nộp phạt, sau đó cầm hóa đơn đã nộp phạt về nhận lại GPLX, đăng ký xe.
Cũng theo quy định tại Điều 39 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền của cán bộ, chiến sỹ CSCĐ, CSTT khi đi làm nhiệm vụ có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ đến 500 nghìn đồng.
Đội phó Đội CSGT, Trật tự Phản ứng nhanh
Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận