Giáo dục

Cấp 1 trẻ học xuất sắc, cấp 2 lại mê game, tất cả bắt nguồn từ cách dạy con sai lầm này

02/08/2022, 01:00

Đây là tình trạng xảy ra ở nhiều gia đình và cha mẹ cần có cái nhìn đúng đắn về nguyên nhân đằng sau.

Con trai cô Hoàng (Trung Quốc) ban đầu là một đứa trẻ ngoan, điểm số luôn rất tốt ở bậc tiểu học. Thế nhưng, khi bước vào bậc trung học, cậu bé học hành sa sút, tụt hạng không phanh, lại rất mê game.

Cũng vì lý do này, cô Hoàng từ một người mẹ dịu dàng trở nên gắt gỏng. Việc học của con cái dần trở thành nguyên nhân khiến 2 vợ chồng lục đục, bất hòa. Lúc nào gia đình cô Hoàng cũng ồn ào, cãi nhau, khiến ai nấy đều cảm thấy mệt mỏi.

img

Ảnh minh họa.

Sau này, cô Hoàng mới biết được nguyên nhân khiến con mình học hành sa sút như vậy là do bản thân cô gây ra. Khi con trai cô học tiểu học, cô đã quản lý con mình rất nghiêm khắc, điều này khiến cậu bé dần hình tâm lý phản kháng tích tụ trong lòng.

Chẳng hạn như sau khi tan học, cậu bé không thích ngồi vào bàn học tiếp mà muốn thư giãn, chơi đùa. Thế nhưng, cô yêu cầu con mình phải làm xong hết tất cả bài tập mới được phép nghỉ ngơi. Nếu cậu bé làm bài chậm, cô sẽ phàn nàn, la mắng.

Trên thực tế, việc một đứa trẻ có thể thư giãn sau một ngày dài học ở trường, não có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi, sau đó quay trở lại việc sẽ mang lại hiệu quả cao. Rất tiếc là cô Hoàng đã không nhận ra điều này và làm trái ngược.

Con trai cô Hoàng đã hoàn thành bậc tiểu học đúng như kỳ vọng của người mẹ, mọi thứ cũng nằm trong tầm kiểm soát của cô. Mặc dù điểm số của cậu bé luôn tốt nhưng về tâm lý, cảm xúc không ổn định.

Trẻ em vốn có bản tính ham học hỏi, thích khám phá ngay từ khi chào đời. Thế nhưng, dưới tác động của cha mẹ, môi trường xùng quanh, tính cách này dần dần mai một đi. Vì thế, việc khơi dậy động cơ bên trong mỗi đứa trẻ rất quan trọng.

Cha mẹ giúp con cái có cảm giác đạt được thành tích

Có một số người mẹ ở Trung Quốc giúp con mình có ước mơ được đậu vào Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh ngay từ bậc tiểu học.

Một trong những điều tối kỵ nhất khi dạy dỗ con cái chính là so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Cha mẹ nên nhận ra con mình có những đặc điểm nổi trội nào, chẳng hạn như toán, văn, vẽ…

img

Mỗi ngày, cha mẹ sẽ hỏi con mình 2, 3 câu hỏi có liên quan tới những thứ con thích, không nên đặt nhiều câu hỏi sẽ khiến trẻ có cảm giác áp lực và không thể trả lời tốt.

Bước tiếp theo là khen ngợi trẻ và cách khen ngợi cũng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp tăng cường cảm giác đạt được thành tích bên trong trẻ.

Ví dụ: Nếu trẻ trả lời đúng 2 câu hỏi, bạn có thể nói: “Mẹ rất tự hào về con. Con đã cố gắng suy nghĩ đúng không”. Sau đó, bạn hãy để trẻ chia sẻ cách mình đã tìm ra câu trả lời như thế nào, khuếch đại điều trẻ đã làm được. Mặc dù nó không là gì trong mắt người lớn nhưng đối với trẻ con lại rất quan trọng, nó có thể khiến trẻ thêm tự tin.

Điều quan trọng nhất là cha mẹ động viên trẻ đúng lúc, nhận ra ưu điểm của con mình, khẳng định khả năng của con. Những câu nói như “con ngày càng tiến bộ”, “cái này mẹ không nghĩ ra mà con lại làm được, siêu quá”… cần được cha mẹ nói nhiều hơn mỗi ngày.

Cha mẹ hãy để con cái tự đưa ra lựa chọn

Có không ít những trường hợp sau khi sinh viên đại học ngừng học hành chăm chỉ. Lý do sau đó là do họ đã hoàn thành mục tiêu mà cha mẹ đặt ra, điều này đã trở thành mục tiêu cuối cùng của con cái.

Trên thực tế, đại học chỉ là bước khởi đầu trước khi dấn thân ra ngoài xã hội. Những sinh viên này đạt được lý tưởng của cha mẹ là vào đại học nhưng lại không có khả năng định hướng lý tưởng cho mình.

img

Nguyên nhân điều này là do con cái ít được cho phép lựa chọn. Chẳng hạn như ngành trẻ học, thứ trẻ muốn, nơi trẻ muốn đi chơi… Thậm chí, một số cha mẹ còn kiểm soát việc con cái ăn gì, mặc gì, chơi với ai… Trẻ hoàn toàn không có quyền lựa chọn và mất dần khả năng kiểm soát bản thân.

Do đó, hãy để trẻ tự lựa chọn nhiều hơn, để chúng biết phân biệt đúng sai. Chỉ bằng cách giúp trẻ em tìm ra ý nghĩa của việc làm một điều gì đó, chúng mới có thể rèn được tính tự giác. Vì vậy việc tự chủ, bám sát mục tiêu càng có ý nghĩa hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.