Xã hội

Cập nhật bão số 4: Đóng cửa 5 sân bay, tạm dừng chạy tàu khách Thống Nhất

Tin tức mới nhất về bão số 4: Đến 21h, bão Noru di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25-30km/h, sức gió mạnh nhất cấp 13 (134-149km/h).

Thông tin mới nhất về cơn bão số 4 - cơn bão Noru

Cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vị trí tâm bão (lúc 21 giờ ngày 26/9): khoảng 15.9 độ Vĩ Bắc; 115.0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất: cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25-30km/h.

Do ảnh hưởng của bão số 4 Noru, 5 sân bay sẽ phải tạm đóng cửa, ngưng tiếp nhận tàu bay.

Nguồn tin của Báo Giao thông cho hay, do ảnh hưởng của bão số 4 (Noru), Nhà chức trách hàng không đã quyết định tạm ngưng tiếp nhận tàu bay tại một số sân bay.

img

Các chuyến bay đến và đi 5 sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Pleiku trong thời gian ảnh hưởng của bão sẽ tạm ngừng

Cụ thể, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) tạm ngừng tiếp nhận tàu bay trong thời gian từ 7h00 sáng 27/9 đến 6h59 ngày 28/9.

Các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Phù Cát (Quy Nhơn, Bình Định), Pleiku (Gia Lai) sẽ tạm ngừng tiếp nhận tàu bay từ 12h00 ngày 27/9 đến 11h59 ngày 28/9/2022.

Các chuyến bay đến và đi các sân bay trên trong thời gian ảnh hưởng của bão vì thế sẽ tạm ngừng.

Ngoài ra, các chuyến bay đến và đi các sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Liên Khương (Đà Lạt, Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cũng dự kiến phải điều chỉnh thời gian khai thác do ảnh hưởng của bão.

Một số chuyến bay khác chịu ảnh hưởng dây chuyền. Hành khách trên các chuyến bay chịu ảnh hưởng được hỗ trợ theo chính sách dịch vụ của hãng.

Trước đó, để chủ động ứng phó với cơn bão số 4, đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và tài sản tại các cảng hàng không, sân bay, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến khai thác bay, Cục Hàng không VN đã có công điện yêu cầu ứng trực 24/24 giờ; thực hiện nghiêm quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới trong hoạt động hàng không dân dụng.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng, liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.

Các cảng hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Noru để điều chỉnh kế hoạch bay tại một số địa phương có ảnh hưởng trực tiếp của bão và đảm bảo tuyệt đối hoạt động bay.

Các đơn vị cũng cần chủ động phòng chống, rà soát, thống kê các trang thiết bị chằng néo, neo đậu tàu bay tại cảng hàng không, đảm bảo công tác bay an toàn trong mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ công trình nhà ga, kho hàng... nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra; Cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan, căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.

Đường sắt tạm dừng chạy tàu khách Thống Nhất

Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, đường sắt tạm dừng đôi tàu khách Thống Nhất SE5/SE6 trên tuyến Bắc - Nam để đảm bảo an toàn chạy tàu do ảnh hưởng của bão Noru.

img

Đường sắt tạm dừng chạy đôi tàu khách Thống Nhất do ảnh hưởng bão Noru. Ảnh: minh họa

Cụ thể, ngày mai (27/9), tạm dừng chạy chuyến tàu SE5 xuất phát tại ga Hà Nội và tạm dừng chạy chuyến tàu SE6 xuất phát ga Sài Gòn.

Tàu SP1 Hà Nội đi Lào Cai ngày 30/9/2022 cũng tạm dừng chạy; Hành khách đi tàu SP1 được điều chuyển sang tàu SP3 xuất phát đi Lào Cai cùng ngày.

Hành khách có vé đi tàu trong ngày tàu dừng chạy liên hệ trực tiếp nhà ga để được trả vé không mất phí.

Ngoài ra, đường sắt dừng chạy đôi tàu SE35/SE36 giữa Hà Nội - Vinh từ ngày 2/10/2022.

Trước đó, ứng phó với bão Noru, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực ứng trực sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình. Trong đó, cần đặc biệt chú ý các công trình ở khu vực hay có lũ đột xuất.

Thủ tướng lập Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão Noru

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo ứng phó với bão số 4. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương.

Quyết định của Thủ tướng nêu rõ thành lập Ban chỉ đạo tiền phương tại TP Đà Nẵng để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4 năm 2022 (cơn bão có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ).

Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

img

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (bên phải) cùng Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra phòng chống bão tại cảng cá, âu thuyền Thọ Quang

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, làm Phó Trưởng ban thường trực.

Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Ban chỉ đạo tiền phương có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 4 bảo đảm kịp thời, hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng nhân dân, hạn chế thiệt hại do bão; chỉ đạo, giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh; thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai) chủ trì, phối hợp với UBND TP Đà Nẵng và các Bộ, ngành liên quan bảo đảm công tác hậu cần, bố trí phương tiện, trang thiết bị, thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động của Ban chỉ đạo tiền phương trong mọi tình huống.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết dự báo trong 24, 24 đến 48 giờ và cả sau đoạn 48 giờ, bão số 4 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, cường độ đạt mạnh nhất khi ở khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa; cùng với việc mặt nước biển ấm (ở mức gần 31 độ C) thì cường độ bão sẽ ở mức cấp 14, giật cấp 16.

"Nhận định khoảng sáng đến trưa ngày 28/9, bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ, sau đó đi xuyên qua Tây Nguyên, sang Lào rồi sang Thái Lan và suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan", ông Huởng cho hay.

Từ ngày 27 đến 28/9, khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300 mm, có nơi trên 350 mm. Từ 28 đến 30-9, mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ. Khả năng xảy ra lũ và ngập lụt diện rộng ở khu Trung Trung Bộ, bắc Tây Nguyên từ báo động 1 đến báo động 3 nếu mưa lớn trên 400 mm.

Vị trí tâm bão số 4 lúc 18 giờ ngày 26-9 ở khoảng 15.9 độ Vĩ Bắc; 116.0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất: cấp 12-13 (118-149 km/giờ), giật cấp 15. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25 km/giờ.

Nghệ An cấm biển từ chiều 26/9 để ứng phó với bão số 4

Chiều 26/9, tỉnh Nghệ An đã có Công điện số 21/CĐ-UBND về việc cấm tàu thuyền ra khơi trong bão số 4 (bão Noru).

Theo đó, để đảm bảo an toàn cho ngư dân và các tàu thuyền, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An yêu cầu Chủ tịch UBND - Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện:

img

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An giúp ngư dân neo đậu tàu thuyền

Cấm các loại tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi kể từ 17h, ngày 26/9/2022. Các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu để bảo đảm an toàn trước 0h ngày 27/9/2022.

Sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho tàu thuyền trên biển biết diễn biến của bão, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải); tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi đảm bảo an toàn…

Trước đó, tỉnh Nghệ An cũng ra Công điện số 20/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4.

Theo đó, tỉnh Nghệ An yêu cầu tất cả các địa phương, đơn vị đóng trên địa bàn tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm “4 tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.

Trong đó, công điện nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc Công điện số 855/CĐ-TTg ngày 25/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4 năm 2022.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ.

Được biết, đến nay, ở Nghệ An đã có 3.009 tàu thuyền/13.778 lao động đã neo đậu tại các bến, điểm tránh trú bão. Vẫn còn 339 tàu thuyền/2.019 lao động đang hoạt động trên biển.

Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã được cơ quan thông tin duyên hải thông báo về vị trí, hướng đi của bão số 4 và giữ thông tin liên lạc thường xuyên.

Bão Noru uy hiếp các tỉnh Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi

Hồi 13h ngày 26/9, vị trí tâm bão số 4 ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm.

img

Vị trí tâm và đường đi của bão số 4 theo bản tin 14h ngày 26/9

Đến 13h ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.

Theo dự báo, vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km đi vào đất liền Trung Trung Bộ. Đến 13h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên khu vực đất liền Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

img

Ngoài 5.217 tàu neo đậu an toàn ở các bến thì tỉnh Quảng Ngãi còn có hơn 400 tàu cá với hơn 4.600 ngư dân còn lênh đênh trên biển

Dù đã tập trung tuyên truyền kêu gọi ngư dân vào bờ trú, tránh bão, song đến giờ vẫn hàng hàng trăm tàu cá với hàng nghìn ngư dân Quảng Ngãi lênh đênh trên biển.

Chiều tối 26/9, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ngãi Võ Đoàn cho biết, trong những ngày qua các lực lượng chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai công tác kêu gọi, hướng dẫn tàu, thuyền tránh trú bão số 4.

Đến nay đã có 5.217 tàu neo đậu an toàn ở các bến. Trong đó, neo đậu tại các khu neo đậu của tỉnh là 1.178 chiếc gồm: Cảng Lý Sơn 506/500 chiếc, Cảng Mỹ Á 161/400 chiếc; Cảng Sa Huỳnh 102/500 chiếc; cảng Tịnh Kỳ 64 chiếc và cảng Tịnh Hòa 355/350 chiếc.

Tuy nhiên, trên các vùng biển số tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động trên biển vẫn còn khá nhiều.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, tính đến 14h ngày 26/9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 427 tàu/ 4.665 lao động đang hoạt động trên các vùng biển.

Cụ thể, vùng biển khu vực Vịnh Bắc Bộ 128 tàu/ 704 lao động; vùng biển Bắc biển Đông, Hoàng Sa 17 tàu/130 lao động; vùng biển giữa biển Đông, Trường Sa, Nhà giàn DK1 là 209 tàu/3.219 lao động; vùng biển Nam biển Đông 70 tàu/ 597 lao động và vùng biển tỉnh Quảng Ngãi 3 tàu/15 lao động.

Tất cả các tàu, thuyền trên đã nhận được thông tin về diễn biến, hướng di chuyển của bão và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Đối với các tàu đang ở khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa (17 tàu với 130 lao động), hiện đang trên đường di chuyển về bến hoặc di chuyển xuống phía Nam để tránh bão.

Đối với hệ thống lồng bè nuôi trồng thủy sản tại huyện đảo Lý Sơn, có 51/51 lồng bè đến chiều 26/9, đã vào neo trú tại cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn. Đối với 110 lồng bè ở khu vực đầm nước mặn, phường Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ đã thông báo cho người dân gia cố, neo buộc an toàn.

Để công tác phòng chống bão số 4 hiệu quả, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý Cảng cá, theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn các tàu, thuyền (nhất là các tàu, thuyền hoạt động ở khu vực vùng biển Hoàng Sa) di chuyển trình trú bão số 4 một cách an toàn.

Đối với các lực lượng vũ trang gồm Quân sự, Công an đã sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ chính quyền các địa phương và người dân ứng phó, khắc phục hậu của bão, mưa lũ.

Bình Định lập Ban chỉ đạo tiền phương, sẵn sàng di dân ứng phó bão số 4

Ngày 26/9, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 4 tại Thị xã An Nhơn, TX Hoài Nhơn, các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ.

Tại thị xã Hoài Nhơn, ông Phạm Anh Tuấn đi kiểm tra tình hình neo đậu của tàu thuyền tại cảng cá Tam Quan Bắc. Tại đây, ông yêu cầu cơ quan chức năng cần chủ động theo dõi diễn biến, đường đi của bão số 4.

Hướng dẫn ngư dân cho tàu thuyền di chuyển lên tránh trú ở phía Nam so với đường đi hiện tại của bão. Đồng thời, đài truyền thanh thị xã, các phường, xã phải thường xuyên thông báo, cập nhật tình hình để người dân được biết và chủ động đối phó.

img

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiểm tra công tác ứng phó bão tại phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn

Kiểm tra tại khu vực núi Gai (xã An Hòa, huyện An Lão), ông Tuấn yêu cầu phải di dời dân đến nơi an toàn. Bởi theo nhận định, bão sẽ kèm mưa lớn, nguy cơ sạt lở khu vực này là rất cao.

Theo UBND huyện An Lão, thôn Trà Cong dưới chân núi Gai có 178 hộ dân, trong đó có gần 50 hộ nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở đe dọa.

img

Ông Tuấn yêu cầu di dời người dân khu vực dưới chân núi Gai, xã An Hòa, huyện An Lão đến nơi an toàn

Kiểm tra công tác ứng phó bão số 4 tại các xã ven biển của huyện Phù Mỹ, ông Tuấn yêu cầu cơ quan chức năng địa phương sẵn sàng công tác sơ tán dân.

Triển khai sơ tán dân theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, ưu tiên sơ tán tại chỗ đến các nhà kiên cố trong khu vực và chuẩn bị lương thực, thực phẩm, y tế, bảo đảm an ninh tại các nơi sơ tán đến.

"Đây là cơn bão mạnh, cần tập trung tối đa để ứng phó. Khẩn trương di dời dân ở những vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Việc cần thiết nhất là đảm bảo tính mạng cho người dân", ông Tuấn chỉ đạo.

Ngày 26/9, UBND tỉnh Bình Định cũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão Noru.

Thành phần Ban Chỉ đạo tiền phương gồm: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn - Trưởng ban Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trần Văn Phúc - Phó ban Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh làm Phó ban, mời Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Giờ tham gia làm thành viên.

Trụ sở làm việc của Ban Chỉ đạo tiền phương tại UBND phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

img

Lực lương dân quân tại Phù Mỹ giúp đưa tàu thuyền của người dân lên bờ tránh bão

Ban Chỉ đạo tiền phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão một cách hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra.

Sở NNPTNT tỉnh Bình Định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND thị xã Hoài Nhơn và các sở, ngành liên quan chuẩn bị hậu cần, bố trí trang thiết bị, phương tiện, thông tin liên lạc bảo đảm cho hoạt động của Ban Chỉ đạo tiền phương trong mọi tình huống.

Trước giờ cấm biển, ngư dân Quảng Bình vẫn kịp mang cá đầy khoang về trú bão

Trước dự báo cơn bão Noru sẽ ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Bình, Ban Chỉ huy PCTT VÀ TKCN tỉnh yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, ngành, các huyện, thị xã, thành phố triển khai các phương án ứng phó, phòng chống bão số 4 và mưa lớn theo phương châm “4 tại chỗ”.

img

Hàng trăm tàu, thuyền của ngư dân Quảng Bình đã câp bến để tránh bão số 4

Ghi nhận của PV, tại xã biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), vào sáng nay (26/9) trước thời điểm có lệnh cấm ra khơi, rất đông tàu cá của ngư dân đã cập bến tránh bão Noru với đầy khoang cá hố, cá bò.

img

Tàu, thuyền được chằng dây chắc chắn để ứng phó với cơn "siêu bão" số 4

Ngư dân Nguyễn Công Cường ở xã Cảnh Dương, cho hay: Tàu cá của ngư dân xã Cảnh Dương đã cập bến gần hết. Ngay sáng nay bà con ngư dân sẽ cho tàu lên âu thuyền Bắc Ròon để tránh trú bão. Nghe đài dự báo đây là cơn bão mạnh, nên bà con chúng tôi rất lo lắng.

“Sáng nay do thời tiết đang thuận lợi nên một số ngư dân chủ động đem bán các loại hải sản cho các thương lái để đưa tàu đi tránh bão”, ngư dân Cường nói.

img

Trước khi thực hiện lệnh cấm biển, ngư dân Quảng Bình kịp mang vào đất liền nhiều hải sản có giá trị

Lãnh đạo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình cho biết, tất cả các phương tiện đang hoạt động trên biển đều đã nắm được thông tin của bão Noru, hiện đang trên đường vào bờ, trú hoặc di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, theo báo cáo của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, đến 7 giờ sáng nay (26/9), toàn tỉnh Hà Tĩnh có 3.675 tàu thuyền, trong đó có 3.673 phương tiện đã nắm bắt thông tin và vào bờ trú ẩn. Hiện còn 2 phương tiện cùng 13 lao động đang hoạt động ở vùng khơi Hà Tĩnh đã liên lạc được và đang di chuyển vào tránh trú.

Ngư dân Thanh Hoá "gác chèo" chống bão Noru

Sáng 26/9, ghi nhận thực tế tại các huyện ven biển như Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc... các ngư dân đã đưa tàu, thuyền vào bờ, tìm nơi tránh trú an toàn chờ bão Noru đi qua.

img

Ngư dân Thanh Hóa đã "gác chèo" neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn để chống bão số 4

Anh Hoàng Văn Sang (34 tuổi, ngụ ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) cho biết: Tàu chúng tôi đánh cá dài ngày ngoài biển vừa về bờ được 3 hôm nay. Nghe tin bão vào đất liền nên chúng tôi tranh thủ thời tiết nắng ráo sửa chữa lại những ngư cụ, chằng buộc chắc chắn chờ bão tan rồi đi đánh cá.

img

Ông Đinh Văn Gạc đang tranh thủ sửa chữa chiếc máy cho thuyền nhỏ

Vừa sửa chiếc máy công suất nhỏ, lão ngư Đinh Văn Gạc (60 tuổi, ở xã Quảng Nham) cho hay: Nhà tôi làm nghề chài lưới nhiều năm nay, thuyền nhỏ nên chỉ đánh bắt cá trên cửa sông Lý thôi chứ không ra biển được. Ngày ngày 2 vợ chồng đi câu, thả lưới kiếm cá bán cũng được 100 nghìn đồng/ngày. Nghe tin bão vào đất liền, tôi cho thuyền vào dưới gầm cầu cảng để neo đậu cho chắc chắn.

img

Những ngư dân ở xã Quảng Nham đang kéo ngư cụ lên bờ

Ghi nhận thực tế cho thấy, dọc bờ sông Lý nối dài từ xã Quảng Thạch đến Quảng Nham, có hàng trăm tàu, thuyền, bè mảng đã được người dân đưa vào neo đậu tránh bão. Trên bờ, những ngư cụ được che chắn, buộc chặt phòng mưa gió làm hư hỏng.

Tương tự, tại vùng xã đảo Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc), anh Nguyễn Văn Mười (45 tuổi) cho hay: Theo dự báo, cơn bão số 4 này rất mạnh nên chúng tôi không chủ quan được. Đưa thuyền vào bờ để tránh trú an toàn cho tài sản.

img

Ngư cụ được người dân chằng chéo cẩn thận tránh mưa bão làm hư hỏng

Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, ngành cấp tỉnh; Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa, Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Điện lực Thanh Hóa và các đơn vị liên quan chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.

img

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu các địa phương tập trung rà soát các khu vực neo đậu tàu thuyền, nuôi trồng hải sản

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thực sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ; chủ động cấm biển, cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn; khẩn trương rà soát, kiểm đếm, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và tại nơi tránh trú (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch); rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở...

img

Thanh Hoá chủ động cấm biển trước khi bão đổ bộ vào đất liền

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng yêu cầu Sở GTVT phối hợp với Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa và các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các tàu vận tải; phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm ATGT, nhất là trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các trục giao thông chính.

Bão số 4 có khả năng mạnh thêm

Hồi 10h ngày 26/9, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 10h ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

img

Tâm và đường đi của cơn bão số 4 - Theo bản tin 11h ngày 26/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 10h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên khu vực đất liền Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 14. Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác chống bão Noru tại Quảng Ngãi

Sáng 26/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống bão Noru tại tỉnh Quảng Ngãi.

img

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống bão số 4 tại cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Đoàn trực tiếp kiểm tra cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi), nghe báo cáo công tác công tác phòng, chống bão số 4, các kế hoạch được xây dựng về di dời dân vùng xung yếu, kêu gọi tàu thyền vào nơi neo trú để tránh bão cũng như phương án bảo đảm an toàn hệ thống hồ, đập, các công trình xây dựng hạ tầng giao thông, đê kè ven biển có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi bão số 4

Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đến sáng 26/9, số tàu thuyền của Quảng Ngãi tại quần đảo Hoàng Sa là 87 tàu với 684 ngư dân. Trên vùng biển Quảng Ngãi còn 11 tàu với 60 ngư dân. Hiện các tàu còn hoạt động trên biển vẫn nắm được thông tin liên lạc và đang chạy tìm nơi tránh trú. Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ngãi đang kêu gọi, hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa, huy động lực lượng theo phương châm bốn tại chỗ để hỗ trợ di dời dân ở những vùng nguy hiểm của bão, trong đó tâm điểm là ở các xã ven biển. Công tác di dời sơ tán dân đang được Quảng Ngãi gấp rút thực hiện.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, tỉnh đã lên kế hoạch sẵn sàng di dời hơn 53.000 người dân vùng trũng, thấp, ven sông, ven biển và vùng nguy cơ sạt lở núi đến các nơi lưu trú tập trung trong các ngày bão đổ bộ như trường học, các trụ sở cơ quan và khoảng hơn 8.000 người di dời xen ghép từ các nhà yếu, nhà không đảm bảo đến các nhà kiên cố để tránh bão số 4.

img

Báo cáo với đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, tỉnh đã lên kế hoạch sẵn sàng di dời hơn 53.000 người dân vùng trũng, thấp, ven sông, ven biển và vùng nguy cơ sạt lở núi đến các nơi lưu trú tập trung trong các ngày bão đỗ bộ

"Điều quan tâm nhất là đảm bảo tính mạng cho người dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản. Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng đến 5 huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Lý Sơn được xác định là vùng đầu tiên ảnh hưởng nặng của bão nên ngày hôm qua, lực lượng quân đội đã giúp cho bà con chằng chống nhà cửa và thực hiện các phương án ứng phó. Đến chiều nay, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo cho các tỉnh miền núi”, bà Vân nói.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tạm hoãn các công việc chưa thực sự cần thiết để tập trung công tác phòng, chống khi bão Noru. Trong đó, tập trung di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn trước 10h ngày mai (27/9). Địa điểm sơ tán dân phải đảm bảo lương thực, thực phẩm vệ sinh môi trường cũng như các vấn đề liên quan khác.

Kiên quyết không để người dân ra đường khi bão đổ bộ. Riêng với TP Quảng Ngãi và thị xã Đức Phổ cần triển khai phương án khơi thông, đảm bảo tiêu thoát nước hạn chế ngập úng đô thị.

img

Ngư dân Quảng Ngãi chủ động neo đậu tàu thuyền vào các nơi trú tránh an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền để tránh thiệt hại do bão gây ra.

Trực tiếp kiểm tra hiện trường phòng chống "siêu bão" trên địa bàn Quảng Ngãi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan ghi nhận nỗ lực chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với thiên tai, cụ thể là bão số 4 của tỉnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, bão Noru (bão số 4) là cơn bão rất mạnh, có khả năng đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ngãi nên địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Đặc biệt khâu đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân phải được đặt lên hàng đầu.

"Diễn biến và những dự báo về cấp gió, khả năng tác động của bão rất cao, sẽ có nhiều tình huống xảy ra, đặc biệt là quá trình bão số 4 đổ bộ vào đất liền. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi cần phân công cán bộ lãnh đạo bám sát cơ sở để vận động, tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão cũng như việc tìm nơi ẩn nấp an toàn nhất, tránh thiệt hại về người và của", ông Hoan nhấn mạnh.

img

Sau tuyên truyền vận động của chính quyền, hàng nghìn tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã vào neo trú an toàn để tránh bão số 4.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan lưu ý Quảng Ngãi ngoài việc chủ động trong kêu gọi các tàu thuyền neo đậu, hướng dẫn các tàu thuyền ngoài khơi tìm nơi tránh trú Quảng Ngãi cũng như các tỉnh miền Trung sẽ có những tình huống khó lường khi bão vào, trong đó có vấn đề sạt lở ở khu vực miền núi.

"Dù hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chuẩn bị những kịch bản tương đối để ứng phó như bố trí điểm tái định cư, di dời dân ở vùng xung yếu. Tuy nhiên, cần phải có thêm những lực lượng thường xuyên, túc trực hàng ngày ở cạnh bà con để kiểm soát tốt tình hình. Khi có tình huống xấu xảy ra sẽ động viên, thậm chí cưỡng chế với phương châm “cẩn tắc vô áy náy” nhằm đối phó với cơn bão Noru. Tỉnh phải đặt vấn đề đảm bảo tối ưu tài sản và tính mạng nhân dân” Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ đạo.

Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học từ chiều 26/9

Sở GD&ĐT TP.Đà Nẵng vừa thông báo cho các trường học cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên nghỉ học để phòng, chống bão từ chiều thứ 2 (ngày 26/9) cho đến khi có thông báo mới.

Các trường, trung tâm ở địa bàn thấp trũng, dễ bị ngập lụt hoặc được chọn làm nơi sơ tán dân đến tránh bão, thường xuyên theo dõi diễn biến mưa, lũ, báo cáo Sở GD&ĐT, UBND các quận, huyện chủ động đề xuất phương án cho trẻ mầm non, học sinh, học viên nghỉ học phù hợp với tình hìnhthực tế.

Các trường đại học tư thục theo dõi tình hình bão, liên hệ với chính quyền địa phương nơi trường đóng chân, chủ động quyết định thời gian cho sinh viên nghỉ học để đảm bảo an toàn và các yêu cầu về phòng, chống bão.

Quảng Trị: Cho học sinh nghỉ học kể từ 12h45 ngày 27/9

Trưa 26/9, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị Lê Thị Hương vừa có văn bản về việc tập trung ứng phó bão Noru (bão số 4) và mưa lũ.

Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thông báo cho học sinh nghỉ học kể từ 12h45 ngày 27/9 đến khi kết thúc hình thái thiên tai nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Tạm hoãn các cuộc họp, cuộc thi, hội nghị, tập huấn chưa thực sự cấp bách từ chiều 27/9 cho đến khi có thông báo mới.

“Các đơn vị, trường học phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu để phòng, chống bão, tiến hành ngay việc chằng chống, che đậy nhà cửa, phòng học, đặc biệt lưu ý các nhà cấp 4; khẩn trương di chuyển sách vở, máy móc tại phòng máy tính, thư viện, thiết bị dạy học... đến vị trí an toàn; chặt tỉa, có biện pháp bảo vệ cây xanh để hạn chế thiệt hại. Các công việc này phải thực hiện xong trước 12h ngày 27/9”- nội dung văn bản nêu rõ.

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu các Phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc Sở, Trung tâm GDNN-GDTX, Trường Phổ thông liên cấp CĐSP Quảng Trị và các trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn du học, cơ sở dạy thêm, học thêm theo sát diễn biến tình hình bão, mưa lũ, chủ động triển khai các phương án phòng, chống bão và mưa lũ, kịp thời báo cáo về Sở GD&ĐT để nắm thông tin và chỉ đạo, xử lý.

Thừa Thiên Huế: Đình hoãn các cuộc họp không cấp bách để tập trung phòng chống bão

Cùng ngày (26/9), Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có Công điện số 08 về việc tập trung ứng phó với bão số 4.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và TP Huế đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ như: Tổ chức ứng trực tại cơ quan, đơn vị 24/24h kể từ 17h ngày 26/9; rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét... ; chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống bảo đảm an toàn nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chủ động cho tạm dừng hoạt động tại các cơ sở sản xuất tập trung đông lao động; kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là trước và trong khi bão khi bão đổ bộ và mưa lũ…

Sở GTVT phối hợp với địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho hành khách tại các nhà ga, bến cảng khi có bão, lũ; phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm ATGT, nhất là trên các tuyến quốc lộ, cao tốc, các trục giao thông chính.

Các Sở Xây dựng, Y tế, GD&ĐT, VH&TT, Du lịch và các đơn vị khác có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với bão số 4 và mưa lũ do bão, đặc biệt lưu ý công tác bảo đảm an toàn cho học sinh, khách du lịch khi xảy ra bão, lũ...

Các hồ chứa nước ở Quảng Ngãi xả nước để tránh “lũ chồng lũ”

Sáng 26/9, đại diện Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nhằm thực hiện có hiệu quả quy trình vận hành liên hồ chứa rên lưu vực sông Trà Khúc được Thủ tướng phê duyệt và để chủ động ứng phó với đợt mưa lớn trên diện rộng dự báo xảy ra trong những ngày tới, các đơn vị vận hành các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động xả điều tiết nước nhằm hạ mực nước trong hồ.

img

Hồ chứa nước thủy điện Đăkdrinh tiến hành xả điều tiết vói lưu lượng tăng dần đạt tối đa 253m3/s vào chiều ngày 26/9.

Theo đó, từ ngày 26/9, thuỷ điện Đăkdrinh (huyện Sơn Tây) chính thức xả điều tiết nước hồ chứa về hạ du để nâng cao khả năng ứng phó mưa bão.

Cụ thể, lưu lượng xả tràn là 100m3/s, lớn hơn lưu lượng nước về hồ 60m3/s (lưu lượng nước về hồ 40m3/s). Lưu lượng xả tràn cộng với lưu lượng xả qua tổ máy phát điện tạo thành tổng lưu nước xả về hạ du của Thuỷ điện Đăkdrinh là 153m3/s.

Ông Lê Năng, Phó Giám đốc Công ty CP Thuỷ điện Đăkdrinh cho biết, hiện mực nước hồ chứa Đăkdrinh đạt 404,6m/410m. Theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ngãi, thủy điện đang thực hiện xả tràn với lưu lượng duy trì 50m3 - 100m3/s để đảm bảo đến 17h ngày 27/9, mực nước hồ chứa Đăkdrinh về mức tối đa 402m3/s, nhằm nâng cao khả năng ứng phó bão số 4.

Trong đó, tùy theo lượng nước về hồ, đơn vị sẽ chủ động xả điều tiết ở từng mức nước khác nhau, nhưng mực nước xả sẽ tăng dần trong ngày. Từ sau 11h ngày 26/9, mực nước xả qua tràn sẽ đạt 200m3/s, qua nhà máy là 53m3/s, nâng tổng lượng nước xả điều tiết lên 253m3/s, đảm bảo mực nước trong hồ dao động dưới 402m/s. Được biết, hồ chứa nước Đakđrinh có mực nước dâng trung bình khoảng 410m.

Riêng Hồ chứa nước Nước Trong, hiện mực nước chứa vẫn chưa đạt cao trình cho phép trong điều kiện bình thường đang khi mực nước trong hồ đang ở cao trình hơn 113m, đạt khoảng 50% dung tích hồ chứa, nên chủ hồ chưa vận hành xả điều tiết. Tuy nhiên, khi có chỉ đạo của UBND tỉnh về xả điều tiết để ứng phó bão số 4, chủ hồ sẽ tuân thủ.

img

Mực nước trên sông Trà Khúc khu vực hạ lưu đang tăng dần lên khi các hồ thủy điện, thủy lợi tiến hành xả điều tiết nước đón mưa lớn trong những ngày tới để tránh "lũ chồng lũ" cho hạ du.

Theo dự báo, từ chiều 27-30/9 ở khu vực từ Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to, đến rất to, dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Riêng đối với tỉnh Quảng Ngãi, dự báo mưa diện rộng và lượng nước từ các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum đổ về lớn sẽ khiến các hồ chứa nước thượng nguồn nhanh đầy.

Bên cạnh nước lũ từ thượng nguồn về thì tại thời điểm này triều cường dâng cao sẽ dẫn đến nước lũ thoát chậm. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống lũ của tỉnh Quảng Ngãi. Theo Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ tỉnh Quảng Ngãi, để tránh lũ chồng lũ, phương án xả điều nước tại các hồ chứa là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo mực nước về hạ lưu sông Trà Khúc và các sông Trà Câu, Trà Bồng ở mức cho phép để tránh thiệt hại xảy ra sau bão số 4.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 10 hồ chứa nước lớn nhỏ từ vài trăm triệu m3 đến và trăm nghìn m3. Trong đó, có 4 hồ chứa lớn là Đăkkrinh, Nước Trong, Núi Ngang và hồ thủy điện Hà Nang.

Quảng Nam dự kiến sơ tán hơn 180.000 - 400.000 dân

Sáng 26/9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam cho biết, đã lên phương án sơ tán dân trước khi bão Noru đổ bộ.

img

Người dân Quảng Nam chèn chống nhà cửa phòng, chống bão Noru

Theo đó, Quảng Nam sơ tán dân và du khách đối với 2 tình huống là bão mạnh và siêu bão.

Đối với tình huống bão mạnh, tỉnh sẽ tổ chức di dời 182.280 người, trong đó di dời tại chỗ 57.753 người; sơ tán 124.700 người.

Đối với tình huống là siêu bão, tỉnh tổ chức di dời 401.901 người, trong đó di dời tại chỗ 111.470 người, sơ tán 290.585 người.

Trong diễn biến liên quan, tổng số tàu cá của tỉnh Quảng Nam hoạt động trên biển là 87 tàu/2533 lao động, tất cả các phương tiện đều đã được nhận thông báo về bão số 4 (cơ bão Noru).

Trong đó, riêng khu vực Hoàng Sa có 18 tàu với 213 lao động nằm trong vùng nguy hiểm.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam cũng đã phát đi công điện khẩn về bão Noru. Trong đó, yêu cầu các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Công tác sơ tán dân phải hoàn thành trước 9h ngày 27/9, đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam và các địa phương ven biển tổ chức cấm tàu thuyền ra khơi kể từ ngày 26/9, bao gồm tất cả các ghe, thuyền bãi ngang ven biển hoạt động gần bờ.

Lệnh cấm thực hiện cho đến khi thời tiết biển trở lại bình thường. Đồng thời kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè, phải hoàn thành trước 12h ngày 27/9.

Cùng ngày, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão Noru.

Theo đó, giao các đơn vị trực thuộc cho học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 27/9.

Quảng Ngãi: Sơ tán 84.000 người dân tránh bão; tạm dừng vận chuyển khách ra vào đảo Lý Sơn từ 12h hôm nay

Tối 25/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh có công điện khẩn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó bão Noru (bão số 4).

Ông Đặng Văn Minh yêu cầu các cơ quan, địa phương tạm hoãn các công việc chưa thực sự cần thiết để tập trung công tác phòng, chống khi bão Noru đổ bộ vào đất liền.

Đặc biệt lưu ý việc hướng dẫn cho chủ tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm của bão.

Thông báo cấm các phương tiện hoạt động trên biển kể cả hoạt động vận chuyển khách ra vào đảo Lý Sơn từ 12h ngày 26/9.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn trước 10h ngày 27/9. Địa điểm sơ tán dân phải đảm bảo lương thực, thực phẩm vệ sinh môi trường. Các địa phương triển khai các biện pháp hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường khi bão đổ bộ.

Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Ngãi sẽ di dời gần 24.600 hộ với trên 84.000 người dân đến nơi trú ẩn.

Các đơn vị phải kiểm soát chặt các công trình đang thi công, tích nước, di dời phương tiện máy móc đến nơi an toàn. Riêng TP Quảng Ngãi và thị xã Đức Phổ triển khai các phương án khơi thông, đảm bảo tiêu thoát nước hạn chế ngập úng đô thị.

Quảng Trị: Hỗ trợ dân chằng chống nhà cửa, thu hoạch hoa màu "chạy bão"

Sáng 26/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay tất cả tàu thuyền của tỉnh hoạt động trên biển đã vào neo đậu tại các bến.

Cụ thể, tổng số tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 2.302 chiếc với 6.136 thuyền viên. Số tàu nội tỉnh neo đậu an toàn tại bến của tỉnh 2.299 chiếc/6.108 thuyền viên. Số tàu thuyền của tỉnh đang neo đậu tại Cam Ranh và Khánh Hòa là 3 chiếc/28 thuyền viên.

Ngoài ra, tổng số tàu thuyền ngoại tỉnh vào neo đậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến thời điểm hiện nay là 14 chiếc với 113 thuyền viên.

img

Đến sáng 26/9, tất cả 2.302 tàu thuyền Quảng Trị với 6.136 thuyền viên đã vào bờ tránh bão Noru

Trong đó, tàu của tỉnh Quảng Bình 1 chiếc với 7 thuyền viên, tàu của tỉnh Thừa Thiên Huế 1 chiếc với 8 thuyền viên, tàu của tỉnh Quảng Ngãi 2 chiếc với 15 thuyền viên, tàu của tỉnh Bình Định 9 chiếc với 75 thuyền viên, tàu của Nghệ An 1 chiếc với 8 thuyền viên.

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị, trong những ngày qua, khu vực Quảng Trị đã có mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa. Lượng mưa từ 19h00 ngày 23/9 đến 07h00 ngày 26/9 phổ biến từ 20-40mm, một số nơi lớn hơn như tại đảo Cồn Cỏ 115mm và Vĩnh Kim 94mm. Mực nước các sông trên địa bàn tỉnh biến đổi chậm và ở mức dưới báo động 1.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 126 đập, hồ chứa thủy lợi, bao gồm 124 hồ chứa và 2 đập; trong 126 đập, hồ chứa có 14 hồ chứa lớn, 1 đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và 1 đập nhỏ. Đến thời điểm hiện nay (26/9), tổng dung tích các hồ chứa trọng điểm đạt trung bình khoảng 33,25% so với dung tích thiết kế.

“Đến thời điểm này, các đập, hồ chứa, đê được nâng cấp, sửa chữa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản hoàn thành (riêng công trình sửa chữa đập tràn Nam Thạch Hãn đang thi công), Sở NN&PTNT đã chỉ đạo chủ đầu tư rà soát, cập nhật phương án phòng chống, ứng phó với bão và mưa lũ đảm bảo an toàn công trình”- Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị cho hay.

img

Lực lượng Biên phòng, Công an đang hỗ trợ người dân phòng chống bão Noru tại Thừa Thiên Huế

Diện tích lúa nước gieo cấy vụ hè thu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt 23.087 ha và cơ bản đã thu hoạch xong, còn khoảng 523 ha lúa chưa thu hoạch, trong đó Cam Lộ 38/1.441 ha, Đakrông 35/364 ha, Hướng Hóa 450/650 ha.

Diện tích cây hoa màu lạc, ngô cơ bản đã thu hoạch xong, còn khoảng 9ha chưa thu hoạch (Hải Lăng 4 ha, Cam Lộ 5ha); sắn đã thu hoạch được 4.403ha/12.294ha, còn lại khoảng 7.891 ha chưa thu hoạch (Hải Lăng 95 ha, Cam Lộ 648ha, thị xã Quảng Trị 55ha, Hướng Hóa 3.900 ha).

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 3.421,2 ha; trong đó diện tích thủy sản đang thả nuôi 902,5ha (nuôi tôm 301,3ha, nuôi cá 601,2ha). Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng gần 300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản, hiện tại còn 261 lồng chưa thu hoạch.

Sở NN&PTNT đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch diện tích lúa, hoa màu vụ Hè Thu, đồng thời có các biện pháp bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn đối với thủy sản nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra.

Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, tỉnh Quảng Trị đã có Công điện khẩn về việc tập trung ứng phó với bão Noru và mưa lũ, trong đó cấm tàu thuyền ra khơi từ 19h ngày 25/9; việc sắp xếp tàu thuyền vào các nơi neo đậu, tránh trú hoàn thành trước 17h ngày 26/9; đồng thời yêu cầu các địa phương hoàn thành công tác sơ tán dân tránh bão trước 15h ngày 27/9.

Dự báo ngày 28/9, bão số 4 đổ bộ đất liền

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 26/9, vị trí tâm bão số 4 (cơn bão Noru) trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 7h ngày 27/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 4 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

img

Tâm và đường đi của bão số 4 - bão Noru theo bản tin 7h ngày 26/9 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia

Cảnh báo cơn bão số 4 gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo cảnh báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội.

Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Các tỉnh miền Trung mưa lớn từ chiều 27/9

Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, từ gần sáng 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cũng theo cảnh báo, từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9, mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.

Bộ GTVT ra công điện khẩn ứng phó siêu bão Noru

Bộ GTVT vừa có công điện về việc ứng phó với cơn bão gần Noru trên biển Đông đang di chuyển nhanh, cường độ mạnh, có khả năng ảnh hưởng đến nước ta.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam chỉ đạo hệ thống Đài thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thường xuyên cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời diễn biến, hướng di chuyển của bão cho tàu thuyền biết để ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Cục Hàng hải VN được yêu cầu chỉ đạo các cảng vụ hàng hải nắm chắc số lượng tàu thuyền đang neo đậu tại cảng, vùng nước và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn.

Các cảng vụ không cấp phép cho tàu rời cảng có hướng hành trình đi vào vùng ảnh hưởng nguy hiểm của bão, đặc biệt đối với các tàu vận tải, du lịch. Đồng thời, triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống cảng, bến, con người hoạt động trong phạm vi quản lý.

Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.

Cục Đường thủy nội địa VN được yêu cầu chỉ đạo các Cảng vụ đường thủy nắm chắc số lượng tàu thuyền đang neo đậu tại Cảng, vùng nước và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn, không cấp phép cho tàu rời cảng có hướng hành trình đi vào vùng ảnh hưởng nguy hiểm của bão. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông ở những vị trí trọng yếu, đảm bảo giao thông thủy an toàn.

Đối với Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT yêu cầu chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện để kịp thời khắc phục các sự cố công trình; phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đang thi công và xây dựng.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các Cục quản lý đường bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão, rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt; tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra trên các tuyến quốc lộ.

Kiểm tra mức độ hư hỏng tại các bến phà, cầu phao, các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu… để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.

img

Ngư dân Đà Nẵng đưa thuyền, thúng đi trú, tránh bão Noru

Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực ứng trực sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình. Trong đó, cần đặc biệt chú ý các công trình ở khu vực hay có lũ đột xuất.

Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác an toàn bay, không cho phép máy bay cất hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão.

Các Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, Cục Quản lý đường bộ và các đơn vị quản lý và sửa chữa đường bộ, đường sắt tiến hành khắc phục sự cố do mưa, bão, lũ gây ra, tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ ủy thác và đường địa phương.

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24, sẵn sàng cấp cứu nạn nhân do mưa, bão

Trước diễn biến phức tạp của bão Noru, Bộ Y tế đã ban hành công điện gửi sở y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn kéo dài ở khu vực miền Trung, Bộ Y tế (Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh - Bình Thuận, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại công điện số 29/CĐ-QG ngày 24-9-2022 và các văn bản liên quan về việc chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lũ.

Các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin để có phương án chuẩn bị phòng, chống; tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.

Các tỉnh ven biển, khu vực miền núi đề phòng nguy cơ úng lụt, sạt lở đất do mưa bão gây ra; rà soát kế hoạch phòng chống lụt bão, các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại những vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão, sẵn sàng sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, sạt lở đất.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc quyền chuẩn bị lực lượng, phương tiện cơ động sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Cùng đó duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức phòng chống lụt bão.

Bộ Y tế nêu rõ, nhận được công điện này, đề nghị giám đốc sở y tế, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ và các đơn vị có liên quan khẩn trương, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.

Một số tỉnh miền Trung cho học sinh nghỉ học từ 27/9

Sáng 26/9, Sở GD&ĐT Quảng Nam chỉ đạo Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng các trường THPT, PTDTNT; Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh về việc cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh bão số 4 (Noru).

Sở GD-ĐT Quảng Nam yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày 27/9 để phòng tránh bão Noru.

Ngoài ra, các đơn vị trên phải triển khai thực hiện chằng chống trường lớp, nhà làm việc, nhà kho, hệ thống cây xanh và các công trình xây dựng khác để phòng tránh gió bão làm tốc mái, ngã đổ; di chuyển tài liệu, sách vở, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật khác của đơn vị đến nơi an toàn để tránh ướt, hư hỏng; tắt hết các thiết bị điện khi phòng không có người làm việc để đề phòng chập mạch điện nhằm đảm bảo an toàn trường học trong mưa bão.

Sở GD&ĐT yêu cầu thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có phương án phòng chống hiệu quả. Đặc biệt ở vùng trũng thấp, những nơi có thể chịu ảnh hưởng của lũ, Thủ trưởng các đơn vị cần chỉ đạo, quán triệt cho học sinh và phụ huynh đề phòng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…, cần đảm bảo an toàn trong việc đi lại để tránh thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.

Sau khi bão lũ tan, khẩn trương dọn dẹp vệ sinh trường lớp học, nhanh chóng ổn định tình hình dạy học, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh khi đến trường trở lại.

Trong khi đó, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cũng đã yêu cầu các cơ sở giáo dục thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học kể từ 7h ngày 27/9 cho đến khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.

Siêu bão Noru đổ bộ Philippines gây thiệt hại nghiêm trọng

Bão Noru, cơn bão mạnh nhất tại Biển Đông từ đầu năm tới nay, đã đổ bộ vào khu vực đảo Luzon của Philippines, gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi tiến vào đất liền đất liền Philippines vào ngày 25/9, siêu bão Noru đã di chuyển ở tốc độ lên tới 195km/h. Theo nhà chức trách địa phương, trước sức công phá khủng khiếp của cơn bão này, nhiều vụ lở đất do mưa lớn và gió mạnh đã được ghi nhận nhiều hòn đảo và cả khu vực đông bắc thủ đô Manila

Siêu bão Noru khiến nhiều khu vực của Philippines bị cắt điện. Hoạt động cứu hộ đang được tiến hành ở San Miguel, tỉnh Bulacan. Ít nhất 147 người bị mắc kẹt ở cảng Manila và hơn 100 du khách bị mắc kẹt trên đảo Calaguas ở Camarines Norte, trong khi các chuyến bay bị hủy bỏ.

Các văn phòng chính phủ và trường học công ở Philippines bị đình chỉ hoạt động vào ngày 26/9.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.