Giáo dục

Cậu bé cắn vào cổ tay, đánh đấm người mẹ và sự ngộ nhận sai lầm khi yêu thương con kiểu này

11/08/2020, 01:00

Khi yêu thương con cái một cách sai lầm, những gì cha mẹ nhận được chỉ là sự khổ đau mà thôi.

Mặc dù con cái có thể là báu vật của cha mẹ, họ yêu thương con mình tới mức làm tất cả mọi thứ để chúng hài lòng.

Tuy nhiên, tình yêu thái quá sẽ dễ dàng khiến những đứa trẻ trở nên hư hỏng, sau cùng cha mẹ chỉ nhận lại sự đau khổ và ân hận.

Cách đây vài ngày, một cư dân mạng bắt gặp một tình huống sau trong một hiệu sách ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

img

Theo đó, một cậu bé khoảng 14 tuổi đang gào khóc vì người mẹ không đáp ứng nhu cầu của mình.

Sau đó, cậu bé cắn vào cổ tay người mẹ. Người mẹ mặc dù bị con trai cắn vẫn không can ngăn mà chỉ bật khóc.

Nhân viên nhà sách và nhiều người khác khi thấy cảnh tượng này đã vội tới can ngăn, nhưng cậu bé này càng cắn chặt hơn. Cuối cùng, sau khi bình tĩnh lại, cậu bé cũng buông mẹ ra.

Sự việc này khiến không ít cư dân mạng phẫn nộ, ai cũng bảo: “Con cái thế này sinh ra không phải để trả nợ mà là đi đòi nợ cha mẹ mình”.

Khi cha mẹ yêu thương con cái một cách mù quáng

Trước đó, trên mạng Trung Quốc xuất hiện một đoạn video khiến cư dân mạng rất phẫn nộ.

Trong video, một cậu bé 10 tuổi giơ tay đấm túi bụi và đạp người mẹ ngã nhào xuống đất. Người mẹ lúc đó không phản kháng gì cả, khiến cư dân mạng cảm thấy vừa xót xa vừa bất lực thay.

img
img

Trên thực tế, ở đâu cũng có thể xuất hiện những đứa trẻ như thế này. Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn chính từ cách giáo dục của gia đình. Những cách nuông chiều con cái thái quá thường thấy ở cha mẹ là:

- Dù yêu cầu của trẻ có quá đáng hay không, cha mẹ cũng sẵn sàng đáp ứng vô điều kiện. Điều này dẫn tới việc trẻ chỉ biết yêu cầu theo thói quen mà không biết ơn, quý trọng.

- Khi trẻ làm điều gì sai trái, cha mẹ bỏ qua mà không giáo dục chúng hiểu được đúng sai. Về lâu dài, trẻ sẽ không hiểu được thiện ác là gì, suốt ngày làm theo ý của mình.

- Cha mẹ luôn quan tâm quá mức tới con cái, khiến chúng cho rằng mình chính là trung tâm của vũ trụ. Lâu dần, điều này khiến chúng trở nên tự mãn, không quan tâm tới cảm nhận của người khác.

Sự khác biệt giữa tình yêu mù quáng và tình yêu đúng đắn của cha mẹ

Khi cha mẹ thực sự yêu thương con mình, họ sẽ tôn trọng và theo sát nhu cầu phát triển của trẻ trong từng giai đoạn khác nhau, từ đó hướng dẫn chúng có những hành vi đúng đắn.

Ngoài ra, cha mẹ sẵn sàng trợ giúp ở mức vừa phải, giúp rèn luyện tính độc lập và khơi dậy tiềm năng riêng của con mình.

Việc chiều chuộng, thỏa hiệp với trẻ là kiểu tình yêu vô trách nhiệm và không biết kiểm soát.

Rõ ràng, việc chiều chuộng con cái quá mức thực sự gây hại, khiến chúng trở nên vô cảm, kiêu ngạo, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Vậy thì cha mẹ nên làm gì để tránh hậu quả của việc nuông chiều con quá mức?

img

1. Thay đổi việc thỏa mãn những yêu cầu của con cái một cách vô điều kiện

Khi trẻ yêu cầu một điều gì đó, cha mẹ chúng đưa ra lý do. Nếu đó là một yêu cầu hợp lý, cha mẹ có thể đáp ứng. Ngược lại, nếu đó là một yêu cầu vô lý, cha mẹ nên từ chối nhẹ nhàng nhưng kiên quyết.

2. Đừng làm “đầy tớ” phục vụ con cái

Không phải lúc nào cha mẹ cũng theo sát con cái và cung cấp đủ loại “dịch vụ” tỉ mỉ. Điều này sẽ khiến con cái coi cha mẹ như bảo mẫu, người hầu và coi việc phục vụ như một điều hiển nhiên.

Trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ và con cái nên bình đẳng, không thể để trẻ cảm thấy mình “bề trên” ngay từ khi còn nhỏ.

Làm việc là một trong những cách dạy con hiệu quả, giúp trẻ hiểu được sự vất vả của cha mẹ và rèn luyện khả năng tự lập cho bản thân.

3. Ngừng can thiệp một cách quá mức

Trẻ buộc phải lớn lên và không thể lúc nào cũng trốn mãi sau đôi cánh của cha mẹ. Cha mẹ cần phải tự nhủ với bản thân rằng không nên can thiệp một cách thái quá vào những việc làm của trẻ.

Nhiều việc có thể để trẻ tự làm, thậm chí lúc đầu trẻ làm không tốt vì thiếu kinh nghiệm. Dù sao chúng cũng cần phải rèn luyện khả năng vận động, tư duy và sáng tạo. Nếu cha mẹ cứ làm thay trẻ, điều này sẽ cướp đi cơ hội để chúng rèn luyện.

4. Tăng sự đồng cảm với con cái

Đồng cảm, nói một cách đơn giản, có nghĩa là có thể hiểu được tâm lý của người khác và trải nghiệm những cảm xúc tình cảm của họ.

Khi gặp vấn đề, những đứa trẻ biết cách cảm thông sẽ không chỉ suy nghĩ vấn đề theo quan điểm của riêng mình, mà còn để ý đến cảm nhận của người khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.