|
Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) là một biểu tượng anh hùng bên dòng sông Mã
|
Theo tư liệu lịch sử còn lưu giữ, ở cuối thế kỷ XIX đẩu thế kỷ XX, sau khi đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho xây dựng hệ thống đường sá, cầu để tiện cho việc cai trị, vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
Tại Thanh Hóa, năm 1901, cầu Hàm Rồng nối liền hai bờ sông Mã được xây dựng với sự tham gia của các kỹ sư Pháp, Đức, Ý. Theo các kỹ sư Pháp đã tính toán rằng, trên dòng sông Mã đoạn Hàm Rồng không thể xây dựng được trụ cầu. Nhà địa chất nổi tiếng người Pháp là Aragon ghi lại trong cuốn sổ tay kỹ thuật lời khuyên với các nhà xây dựng cầu: Không nên xây dựng công trình cầu trên dòng sông Mã vì cấu tạo lòng sông rất phức tạp, độ chênh dòng nước cao ở đoạn núi Đầu Rồng, núi Ngọc khiến dòng chảy như thác lũ, mặt đá lòng sông nghiêng, có độ dốc cao lại nhiều hang động nên rất khó thi công ngầm dưới lòng sông Mã.
Phác họa quá trình xây dựng và bảo vệ Cầu Hàm Rồng (Ảnh tư liệu):
|
Chính vì địa chất phức tạp, điều kiện kỹ thuật xây dựng lúc bấy giờ còn thấp nên các kỹ sư thiết kế người Pháp đã chọn kiểu cầu vòm – là một loại cầu không có trụ giữ mà dùng chốt neo cầu do kỹ sư Đayđé và Phile thiết kế, chỉ đạo thi công.
|
|
Thời gian thực hiện cắm chốt neo rất khó khăn và đầy nguy hiểm, đã có gần 200 thợ cầu Việt đã phải bỏ mạng và 1 viên kỹ sư thiết kế người Pháp bất lực, sợ hãi đã phải tự tử. Mãi đến khi kỹ sư người Đức sửa lại thiết kế thì mới cắm được chốt neo. Đến năm 1904 (sau 3 năm thi công), cầu Hàm Rồng được hoàn thành nối liền dòng sông Mã từ núi Ngọc sang núi Đầu Rồng.
|
|
Sau khi thực hiện chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến”, năm 1946 ta đã phá cầu Hàm Rồng nhằm ngăn chặn sự tấn công của Pháp vào vùng tự do Liên khu IV.
|
|
Năm 1963, cầu Hàm Rồng được thiết kế và thi công theo phương pháp mới với sự giúp đỡ của các kỹ sư Liên Xô và Trung Quốc. Cầu có chiều dài là 150m, có 1 trụ ở giữa sông và được làm trên vị trí cầu cũ xây dựng từ năm 1901, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai nên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.
|
|
Ngày 31/12/1963, cầu Hàm Rồng mới được thông xe.
|
|
Tháng 7/1965, dân quân Nam Ngạn dẫn giặc lái máy may bay Mỹ tên Chu Si qua cầu Hàm Rồng.
|
|
Năm 1972, sau khi cuộc không kích lần thứ 2 của Mỹ khi sử dụng loại bom thông minh laser đánh trúng cầu làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng. Mãi đến năm 1973, cầu Hàm Rồng được khôi phục lại vẫn giữ trụ giữa làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ thay bằng 2 nhịp đơn giản.
|
|
Tháng 9/1973, đoàn xe vận tải đưa cây luồng ra trồng hai bên khán đài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đi qua cầu Hàm Rồng
|
|
Trong chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, không quân Mỹ xác định cầu Hàm Rồng là “điểm tắc lý tưởng” nên đã liên tục đánh phá với cường độ rất cao với nhiều chiến thuật khác nhau nhằm cắt đứt mạch giao thông quan trọng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương cho miền Nam. Đã có hàng trăm chiếc máy bay của giặc Mỹ bị dân và quân ta bắn rơi ở Hàm Rồng. Đến nay, qua bao thăng trầm lịch sử, cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng dưới dòng sông Mã anh hùng.
|
Truyền hình giao thông:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận