Y tế

Cây mật nhân trị yếu sinh lý

07/08/2017, 13:35

Cây mật nhân hay còn được gọi là cây bách bệnh, mọc ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền Trung.

19

Cây mật nhân

Mật nhân thuộc họ thanh thất. Loài cây này cao 2-8m, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Theo nghiên cứu, cây mật nhân ở Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác. Người ta dùng quả, vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc. Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý phái mạnh, cây mật nhân còn có nhiều tác dụng khác. Có thể dùng rễ cây mật nhân băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: Ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo, say rượu và tẩy giun.

Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn.

Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).

Lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.

Nguyên Trưởng bộ môn Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.