Rễ gió có tên khoa học Aristolochia contorta Bunge, thuộc họ Nam mộc hương - Aristolochiaceae... |
Theo Y học cổ truyền, rễ gió có vị đắng, tính ấm với công dụng hành khí hoạt huyết, lợi thủy tiêu thũng. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa tắc tia sữa, kinh bế, tiểu tiện không thông...
Theo kinh nghiệm của người Dao tại Lạng Sơn, khi bị cảm ốm do nắng gió, trúng gió độc, đau bụng ngộ độc thức ăn, đau quặn bụng khó thở, đau nhức xương khớp do nhiễm gió độc, đau nhức đầu buồn nôn do trúng gió… lấy trực tiếp 1 đoạn rễ dài khoảng 2-3 đốt ngón tay nhai nuốt nước. Cũng có thể lấy 2-3 đốt ngón tay rễ gió, cạo mỏng vào chén, đổ nước sôi hãm uống.
Rượu ngâm rễ gió cũng có rất nhiều tác dụng. Người dân thường cắt nhỏ 1 bó rễ, ngâm với khoảng 100-150ml rượu 450; mỗi ngày uống một ngụm nhỏ (khoảng 5-7ml) có tác dụng chữa khớp xương tê đau, tiêu mỡ giảm cân. Đối với trẻ bị đi ngoài phân xanh lỏng, có thể pha 1 chén rượu thuốc rễ gió vào nước tắm, 2-3 lần sẽ khỏi. Đi tàu xe uống khoảng 1/4 chén rượu thuốc rễ gió hoặc ngậm đoạn thân cây rễ gió sẽ tỉnh táo, đỡ say xe. Cổ họng sưng đau, ho mất tiếng ngậm1/4 chén rượu thuốc rễ gió, hoặc 1 đoạn rễ gió khoảng 3 đốt ngón tay nhai nuốt nước dần.
Nguyên trưởng Khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận