Nhiều người cho rằng, cần tận dụng những công trình này hoặc hợp pháp hóa để không lãng phí hạ tầng lớn như vậy.
Tuy nhiên, nhiều bạn đọc gửi bình luận, ý kiến về Báo Giao thông không đồng tình với quan điểm này.
Bạn đọc Hoa Mai (Hà Nội) viết: “Tôi từng đọc bài viết trên Báo Giao thông nói rằng, kinh phí phá dỡ 2 tầng nhà 8B Lê Trực hơn 30 tỷ đồng. Con số quá lớn nhưng cần phải làm. Và không nên dùng tiền ngân sách, chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn chi phí này”.
Bạn đọc Minh Anh (TP HCM) đồng tình: “Nếu cứ phạt cho tồn tại thì nhiều doanh nghiệp sẽ bắt chước, trật tự xây dựng đô thị không thể vãn hồi. Phải cưỡng chế phá bỏ trả lại đất quy hoạch cho không gian công cộng, có thế mới không ai dám làm sai”.
Bạn đọc Nông Huyền (Lào Cai) gửi bình luận: “Tôi không hiểu nổi công viên nước Thanh Hà rộng hơn 30 nghìn mét vuông sừng sững xuất hiện giữa Thủ đô mà hóa ra không có giấy phép xây dựng. Lãnh đạo UBND quận Hà Đông, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc không hiểu họ làm gì? Chả nhẽ không ai biết chủ đầu tư đang làm sai ngay trên đất nhà mình, hay biết mà cố tình làm ngơ thông đồng với chủ dự án chấp nhận phương án phạt cho tồn tại?”.
Bạn đọc Quốc Anh đề xuất: “Phải xử nghiêm các công trình xây dựng trái phép để chặt những cái vòi bạch tuộc như 8B Lê Trực, Công viên nước Thanh Hà. Không để tình trạng này nhân rộng. Chủ đầu tư phải chịu tổn thất, lãnh đạo cơ quan quản lý phải đối diện các tội danh trước tòa. Không thể xí xóa đổ hết lỗi cho doanh nghiệp được”.
Bạn đọc này phân tích: “Người dân giao cho họ quyền quản lý đất đai, họ phải trông coi và đầu tư đúng mục đích, đúng giấy phép. Tôi không chấp nhận đóng thuế để Nhà nước lấy tiền đó đi cưỡng chế đập bỏ nhà trái phép. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu chi phí vì hành vi trèo lên luật pháp của mình”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận