Hỏi - Đáp

Cháy hàng trăm xe máy ở Đồng Nai: Ai bồi thường?

09/04/2017, 18:54
image

Ai sẽ bồi thường cho hàng trăm xe vi phạm bị tạm giữ tại bãi xe của Công an Đồng Nai vừa bị cháy?

chay-hang-rtam-xe-may-tai-bai-giu-xe-cong-an

Hàng trăm xe máy của người vi phạm giao thông đang bị tạm giữ đã bị lửa thiêu rụi

2h sáng 8/4, một ngọn lửa bất ngờ bùng phát ở bãi giữ xe rộng khoảng 1.000m2 tại khu phố 2, phường Tam Hòa, (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Ngay sau đó lực lượng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai điều động nhiều xe cứu hỏa cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Đến khoảng 6h30’ sáng cùng ngày, vụ hỏa hoạn mới được dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng hàng trăm xe máy bị thiêu rụi, trơ khung sắt.

Sau khu vụ việc xảy ra, có nhiều ý kiến băn khoăn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ việc này.

Trước hết, phải khẳng định trong tất cả các trường hợp về cầm giữ tài sản của người khác đều phải có trách nhiệm quản lý, đảm bảo được giá trị và chất lượng của nó.

Đặc biệt, trong lĩnh vực về quản lý tang vật, Nghị định 115/2013 của Chính phủ về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quy định rõ  nguyên tắc đảm bảo giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật là phương tiện bị tạm giữ và tịch thu. Ngoài ra khi quản lý, giải quyết xong thủ tục hành chính phải giao lại tang vật cho người vi phạm. Nếu trong quá trình quản lý mà gây ra hỏng hóc, mất mát, cháy nổ thì người, đoan vị quản lý phải chịu trách nhiệm. Ví dụ công an tạm giữ của dân thì công an phải có trách nhiệm bồi thường cho người dân, sau khi trừ đi nghĩa vụ phạt hành chính.

Nhưng có một số trường hợp công an không có bãi tạm giữ mà thuê các đơn vị bên ngoài quản lý thì các đơn vị này phải bồi thường cho công an để công an bồi thường cho dân. Còn người dân không có nghĩa vụ phải làm việc với bên nào khác ngoài công an. Nếu người dân không đồng ý thì có thể khởi kiện ra toà.

Trong trường hợp công an phải bồi thường, mức bồi thường có thể do các bên tự thoả thuận với nhau, Nhà nước và pháp luật thừa nhận sự thoả thuận của các bên, nếu không thoả thuận được mà ra toà thì toà sẽ mời một cơ quan định giá độc lập.

Còn trường hợp bất khả kháng phải là những nguyên nhân xuất phát từ chiến tranh, sóng thần, động đất, núi lửa..., nên trong trường hợp này loại trừ nguyên nhân bất khả kháng. Việc cháy ở đây rõ ràng xuất phát từ yếu tố PCCC có vấn đề, nếu đúng như vậy thậm chí có thể truy tố trách nhiệm hình sự về vi phạm quy định về PCCC.

Lâu nay, nguyên tắc quản lý phương tiện tang vật xe máy rất chặt chẽ, trước hết phải đảm bảo yếu tố PCCC và nhân lực kịp thời, phải rút hết xăng trong xe ra và cất vào chỗ riêng không để nguồn gây cháy nổ... Nếu thực hiện tốt tất cả nguyên tắc này thì có thể sẽ không cảy ra sự cố cháy gây thiệt hại cho hàng trăm xe đang bị tạm giữ.

Xem thêm Video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.