Hiểu thế nào là tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), quyền lợi và thủ tục ra sao?
Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ); Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý); Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
Thế nào là bệnh nghề nghiệp:Bị bệnh thuộc Danh mục BNN khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
Tai nạn lao động có thể xảy ra nếu chủ quan |
Điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: a/ Trợ cấp một lần: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%; b/ Trợ cấp hàng tháng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên; c/ Trợ cấp phục vụ: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.
Quyền lợi được hưởng:
1- Giám định mức suy giảm khả năng lao động: Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định; Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định. Giám định tổng hợp khi: Vừa bị TNLĐ, vừa bị BNN hoặc bị TNLĐ nhiều lần hoặcbị nhiều BNN.
2- Thời điểm hưởng trợ cấp: Lúc người lao động điều trị xong và ra viện; Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
3- Mức trợ cấp:
a/Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH). Tính theo tỷ lệ thương tật: Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung; Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
b/ Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH). Tính theo tỷ lệ thương tật: Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung. Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị. Người được hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng nghỉ việc được hưởng BHYT do quỹ BHXH đảm bảo.
c/ Trợ cấp phục vụ: Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
d/ Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
đ/ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
4- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN:
a/ Điều kiện: Nếu sau thời gian điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b/ Thời gian nghỉ: Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên. Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%. Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
c/ Mức hưởng: 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà). 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
Thủ tục và hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, gồm: Sổ BHXH; Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB); Biên bản điều tra tai nạn lao động; Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông; Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú.
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BNN gồm: Sổ BHXH; Giấy đề nghị giải quyết chế độ BNN của người sử dụng lao động (mẫu sổ 05A-HSB); Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao). Bản chính hoặc bản sao Giấy ra viện (nội trú) hoặc bản chính hoặc bản sao giấy khám bệnh nghề nghiệp hoặc phiếu hội chẩn BNN; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
Hồ sơ giải quyết TNLĐ, BNN tái phát gồm: Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do cơ quan BHXH quản lý; Điều trị nội trú: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát. Không điều trị nội trú: bản chính hoặc bản sao giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của HĐ GĐYK.
Hồ sơ giải quyết TNLĐ, BNN của NLĐ được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động: Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do cơ quan BHXH quản lý; Hồ sơ TNLĐ, BNN của lần bị TNLĐ, BNN nhưng chưa được giám định. Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của HĐ GĐYK.
Hồ sơ giải quyết tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình: Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do cơ quan BHXH quản lý; Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành LĐTB&XH hoặc của cấp tỉnh trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật. Nếu có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm bản chính hoặc bản sao chứng từ lắp mắt giả. Vé tàu, xe đi và về (nếu có).
BĐ
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận