|
Chiêm ngưỡng những "đường cong cơ bản" cung đường đèo Hải Vân
|
Đèo Hải Vân án ngữ cửa ngõ phía Bắc quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) và cửa ngõ phía Nam thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Với khoảng hơn 200 khúc cua có độ dốc tới 11 độ, trong đó có 20 cua “cùi chỏ”, đèo Hải Vân (Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng) một thời là nỗi ám ảnh về TNGT trên hành trình thiên lý.
Nhưng hơn chục năm nay, từ khi dự án giai đoạn 1 hầm đường bộ Hải Vân hoàn thành, đưa vào khai thác (tháng 6/2005) công trình này đã “gánh vác” nhiệm vụ lịch sử cho cung đường đèo Hải Vân, giảm tải tối đa phương tiện tham gia lưu thông trên đèo.
Giờ những cung đường đèo Hải Vân chủ yếu dành cho các loại xe máy của người dân và dân “phượt”, “tây ba tô”, rồi taxi, ô tô chở khách du lịch… Đệ nhất hùng quan ám ảnh một thời giờ thành tuyến đường du lịch, bon bon thưởng ngoạn phong cảnh “sơn thủy hữu tình” cùng những “đường cong” đẹp đến xao lòng.
Khúc cua “cùi chỏ” cực kỳ nguy hiểm nhưng cũng khá thu hút các tay "phượt" muốn thử thách tại đoạn Km 901 QL1 qua đèo Hải Vân
“Cùi chỏ” Km 901 này là một trong những thách thức đối với người điều khiển phương tiện khi “trèo” qua đèo Hải Vân
Ngay dưới khúc cua đoạn Km 901 là một khúc cua “cùi chỏ” hiểm khác
2 “cùi chỏ” liên tiếp hình chữ Z đoạn Km 901… thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế là những “đường cong” nguy hiểm bậc nhất trên cung đường đèo Hải Vân
Kỳ vĩ, đẹp như dải lụa. Nếu du lịch cách an toàn, người dân, du khách sẽ có trải nghiệm thú vị
Di tích Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân cũng là ranh giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng
Cung đường đèo Hải Vân uốn lượn xuống TP Đà Nẵng, nhìn từ đỉnh Hải Vân Quan
Như những nấc thang. Đoạn cua “cùi chỏ” phía Nam đỉnh đèo Hải Vân, thuộc địa phận TP Đà Nẵng. Cua “cùi chỏ” này nguy hiểm không kém cua “cùi chỏ” đoạn Km 901
Đường từ cua “cùi chỏ” phía Nam đỉnh đèo Hải Vân lên đỉnh Hải Vân Quan và xuống TP Đà Nẵng
Đường đèo Hải Vân uốn lượn theo sườn núi xuống Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)
Cua “cùi chỏ” phía Bắc đỉnh đèo Hải Vân, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng là một trong những “đường cong” nguy hiểm khi lên xuống “thiên hạ đệ nhất hùng quan”
Ngay dưới cua “cùi chỏ” Bắc chân đèo Hải Vân là đường sắt qua đèo Hải Vân và phía trước là cầu vượt thuộc đường dẫn phía Bắc hầm đường bộ Hải Vân. Ngay đoạn Bắc chân đèo Hải Vân nhìn qua góc thị trấn Lăng Cô, đường dẫn phía Bắc hầm đường bộ Hải Vân và cầu Lăng Cô bắc qua đầm Lập An chạy lên chân Bắc đèo Hải Vân
Đường dẫn phía Bắc hầm đường bộ Hải Vân nhìn từ cầu Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận