Cuộc chiến Syria kéo dài suốt 5 năm qua, khiến hơn 250.000 người thiệt mạng. |
Bất chấp những nỗ lực của Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria (ISSG) trong phiên họp tại Munich (Đức) nhằm đưa quốc gia Trung Đông này tới gần hơn với tiến trình hòa bình, tình hình Syria vẫn đang nóng lên từng ngày, theo Reuters.
Saudi Arabia sẽ điều quân tới Thổ Nhĩ Kỳ
Nguồn tin từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho hay, sáng 13/2, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo nhằm vào Minnigh - một căn cứ không quân quan trọng nối hai tuyến đường huyết mạch từ TP Aleppo tới Azaz và phía bắc Syria. Đây cũng là điểm tựa để lực lượng người Kurd tiến xa hơn về phía Đông.
Động thái trên diễn ra ngay sau khi Hội nghị An ninh Munich (diễn ra từ 12-14/2), Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói rằng, nước này và Saudi Arabia có thể tham gia một chiến dịch trên bộ chống IS. Ông Cavusoglu cũng cho biết thêm, Saudi Arabia sẽ đưa máy bay chiến đấu tới căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để không kích IS. Trước đó, Saudi Arabia cũng có tuyên bố sẵn sàng triển khai bộ binh tham gia liên quân do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống IS.
Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết: Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất sẵn sàng cử đặc nhiệm giúp phe đối lập Syria chống lại IS và tái chiếm Raqqa (thành trì của IS).
Nguy cơ Chiến tranh Lạnh nếu không hợp tác
Xung quanh tiến trình hòa đàm Syria, dư luận quốc tế và các nhà phân tích cho rằng, rất khó có thể đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Mặc dù các cường quốc thống nhất thỏa thuận “chấm dứt thù địch” tạm thời ở Syria trong thời gian sớm nhất là 1 tuần, mở đường cho các hoạt động viện trợ nhân đạo.
Cuộc nội chiến ở Syria bế tắc cho tới tháng 9/2015 - thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch không kích IS, trong khi Mỹ và châu Âu không có chiến lược, cũng không sẵn sàng can thiệp mạnh mẽ hơn. Chính quyền Syria gần như sụp đổ trước khi Nga can thiệp theo đề nghị của chính quyền Damascus; Nếu không IS sẽ làm chủ nước này, tấn công Liban, Israel và tiếp theo là Đức và phương Tây”. Tướng Harald Kujat, cựu Tổng Tham mưu trưởngquân đội Đức |
National Interest có bài phân tích đáng chú ý cho rằng, lịch sử chiến tranh lạnh rất có thể lặp lại nếu Mỹ và các đồng minh vẫn tiếp tục can thiệp sâu vào các “điểm nóng” của thế giới như Ukraine hay Trung Đông, trong đó có Syria.
Hãng tin AFP dẫn cảnh báo của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev về việc nước này và các nước phương Tây rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, khi đề cập tới vấn đề Syria: Việc phương Tây từ chối hợp tác với Nga chống chủ nghĩa khủng bố sẽ làm cho IS càng lớn mạnh.
Việc IS bành trướng như hiện nay là bởi Nga và phương Tây chưa thể gạt bỏ được những bất đồng để cùng hợp tác. Không những thế, sự hỗ trợ lẫn nhau theo các cơ quan đặc biệt cũng bị thu hẹp; Điều này dễ dẫn đến việc chủ nghĩa khủng bố sẽ phát triển thành một loại hình chiến tranh mới và nếu Syria thống nhất sụp đổ sẽ trở thành thảm họa của Trung Đông và toàn cầu.
Cũng theo ông Medvedev, tất cả các bên liên quan cần ngồi vào bàn đàm phán thay vì làm bùng phát “một cuộc chiến tranh lạnh mới”. Thủ tướng Nga nhấn mạnh, bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào từ những thế lực bên ngoài nhân danh lực lượng đối lập Syria đều chỉ khiến tình trạng bạo lực trở nên tồi tệ hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận