Ảnh minh họa
Theo đó, khi kéo tàu về vị trí khai thác, thợ máy đã phát hiện hai tấm panel động cơ số 1 bị hỏng. Kiểm tra bên trong, thợ máy phát hiện có lông chim bên trong động cơ. Được biết trước đó, tàu bay này đã thực hiện chuyến bay từ Đà Nẵng về Nội Bài.
Ngay sau khi nhận được thông tin, CHK quốc tế Nội Bài đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra sân đường theo lộ trình di chuyển của tàu bay nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường. Đường cất/hạ cánh và đường lăn đảm bảo khai thác. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chim va chạm vào tàu bay.
Trước đó, tại CHK quốc tế Cát Bi, một máy bay phải chờ hơn 40 phút mới có thể cất cánh sau khi nhận được thông tin có đàn chim đậu trên đường băng.
Trao đổi với Báo Giao thông, một cơ trưởng kỳ cựu cho hay, về lý thuyết, các máy bay lớn vẫn có thể tiếp tục bay sau khi va chạm với chim nặng tối đa 2kg.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi chim va phải máy bay, chúng có thể bị hút vào động cơ và làm gãy cánh quạt. Chiếc cánh gãy bị hút sâu vào bên trong động cơ và làm hỏng các bộ phận khác.
Chênh lệch tốc độ giữa máy bay và chim càng lớn thì tác động của vụ va chạm đối với máy bay càng đáng sợ. Một đàn chim sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng đâm vào máy bay nhiều lần.
Thời gian qua, TCT Cảng hàng không VN (ACV) đã áp dụng nhiều phương pháp đuổi chim, bắn chim bằng các loại máy có sóng nhưng chưa thực sự hiệu quả, do đó, hiện lực lượng chức năng tại các sân bay vẫn tiến hành cắt cỏ, dọn quang các rãnh nước, bụi rậm để tránh các loài ếch nhái thu hút chim.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận