Theo The Washingpost, chỉ còn 8 ngày nữa là nguồn ngân sách tài trợ hiện tại hết hạn, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng đã yêu cầu các cơ quan liên bang chuẩn bị kế hoạch cho một đợt gián đoạn lớn, có thể khiến hàng triệu nhân viên và quân nhân phải nghỉ việc hoặc làm việc không lương từ ngày 17/11 tới.
Bất đồng ngày càng trở nên phức tạp hơn khi nhóm thành viên Đảng Cộng hoà tại Hạ viện đã từ chối xem xét bất kỳ thoả thuận tài trợ ngắn hạn nào trừ khi những thoả thuận này cắt giảm mạnh chi tiêu ngân sách.
Trong khi đây là hướng đi mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và các thành viên Đảng Dân chủ coi là rất khó chấp nhận.
Đáng chú ý, nhóm đưa ra đề xuất trên chính là nhóm thành viên đã lật đổ cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sau cuộc tranh luận cuối cùng về ngân sách chính phủ.
Bế tắc ngân sách lần này cho thấy rõ tình hình chính trị bị chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Quốc Hội. Các nhà lập pháp đạt được rất ít thoả thuận kể từ những nỗ lực ngăn chặn chính phủ Mỹ phải đóng cửa cách đây chưa đầy hai tháng.
Trả lời báo giới ngày 9/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh Hạ viện "cần bắt tay vào giải quyết" vấn đề này ngay lập tức.
Trong trường hợp chính phủ đóng cửa, chỉ có những dịch vụ công quan trọng nhất mới được hoạt động.
Tuy người cao tuổi vẫn sẽ được nhận trợ cấp an sinh xã hội cũng như sử dụng các phúc lợi từ chương trình Medicare nhưng hầu hết hết các chương trình chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, khoa học, nghiên cứ của liên bang sẽ hoàn toàn ngừng hoạt động.
Bên cạnh đó, các bảo tàng, công viên... sẽ phải đóng cửa.
Hàng loạt các chương trình liên bang hỗ trợ người nghèo, cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ em, hỗ trợ tài chính và nhà ở sẽ bắt đầu cạn kiệt nguồn ngân sách.
Điều này gây ra không ít khó khăn cho người dân cũng như tạo thêm những gánh nặng tài chính mới cho các gia đình có thu nhập thấp tại Mỹ.
Trước đây, Chính phủ Mỹ đã trải qua 21 lần thiếu kinh phí hoạt động kể từ năm 1976, dẫn đến đóng cửa chính phủ với nhiều cấp độ khác nhau.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận