Thương vụ mua bán tòa nhà Keangnam cao nhất Việt Nam là lừa đảo |
Theo nhật báo Joongang, thông qua Phòng truyền thông của Quỹ đầu tư Qatar (QIA), họ đã khẳng định không có thương vụ mua bán nào với Tập đoàn Keangnam.
“QIA không nỗ lực mua tòa nhà Keangnam Landmark ở Hà Nội, Việt Nam. Mọi thông tin đều sai và chúng tôi phủ nhận”, email gửi tới tờ Joongang viết.
Trước đó, ngày 13/5, tờ Korea Herald của Hàn Quốc và một số báo mạng Việt Nam dẫn lại tin còn thông tin rằng QIA mua tòa nhà Keangnam với giá 800 triệu USD
Theo Joonggang, ông Bahn Joo-hyun, Giám đốc chi nhánh tại New York (Mỹ) của công ty bất động sản Colliers International, đã giả bức thư, chữ ký để lừa lãnh đạo Tập đoàn Keangnam rằng QIA quan tâm và muốn mua tòa nhà Keangnam. Ông Bahn đã trình tài liệu cho thấy QIA sẽ mua tòa nhà cao nhất Việt Nam vào tháng 3/2015 và phía Keangnam cũng trao tài liệu cho Bahn để xúc tiến thương vụ mua bán. Thậm chí, cố Chủ tịch Keangnam, ông Sung Wan Jong ngày 8/4 còn tổ chức họp báo thông báo về thương vụ này.
Theo Joongang và QIA cũng chính thức trả lời là không có chuyện mua bán này.
Theo Joongang, Ban giám đốc Tập đoàn Keangnam ngày 15/6 đã chính thức đệ đơn lên Tòa án quận ở Seoul để kiện ông Bahn về việc đã không làm trọn trách nhiệm trong việc thương thảo mua bán tòa nhà và không phản hồi các yêu cầu của họ khi có thông tin rằng thương vụ này là giả.
Theo bản tin ngày 15/6 của tờ Joongang thì Bahn đã bị bắt vì những cáo buộc nêu trên, nhưng thông tin hiện chưa được các nguồn khác xác nhận.
Về phía các nhà đầu tư và cổ đông lớn của Tập đoàn Keangnam đã bày tỏ sự không hài lòng trước sự vụ đang gây rúng động trên.
"Chúng tôi đầu tư tiền cho Tập đoàn Keangnam bởi chúng tôi tin tưởng thương vụ mua bán tòa nhà Keangnam Landmark đang tiến triển tốt. Chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý cho những mất mát này", một nhà đầu tư tuyên bố thông qua tờ Joongang.
Theo điều tra của nhóm phóng viên tờ Joonggang, Bahn Joo-hyun đã đưa cho lãnh đạo Keangnam lá thư gửi từ Quỹ đầu tư ở Qatar khẳng định thương vụ mua bán đang tiến triển tốt và chỉ chờ sự phê chuẩn của ban lãnh đạo. Nhật báo Joongang cho biết ông Ban Ki-sang là cố vấn cao cấp của Tập đoàn Keangnam trong 7 năm và đã giới thiệu con trai mình là Bahn Joo-hyun khi biết Tập đoàn muốn bán tòa nhà tại Việt Nam. Khi ông Ban Ki-sang thông báo rằng Quỹ đầu tư Qatar quan tâm tới tòa nhà này, lãnh đạo Tập đoàn Keangnam đã trao cho Bahn Joo-hyun 600 triệu won để xúc tiến thương vụ mua bán khi nhận được thư từ Quỹ đầu tư Qatar rằng họ có ý định mua tòa nhà Kenganm Landmark ở Việt Nam. Theo Joongang, tin tưởng vào lá thư trên và đặc biệt Bahn Joo-hyun lại là cháu của một nhân vật danh tiếng nên tập đoàn Keangnam đã trao các tài liệu. Thậm chí khi vụ việc bị trì hoãn, Bahn Joo-hyun đã gọi điện, gửi email cho lãnh đạo Tập đoàn khẳng định rằng bác ruột là một nhân vật danh tiếng đã đề cập đến thương vụ này trong cuộc gặp với một nhân vật cấp cao của Qatar khiến họ tin tưởng hơn. |
Cư dân Keangnam tại Hà Nội
Trao đổi với Báo giao thông ngày 15/5, một thành viên Ban quản trị tòa nhà Keangnam cho biết, không có cuộc họp khẩn nào về vấn đề này được tổ chức vào hôm nay.
“Tối nay, Ban quản trị và Ban quản lý toà nhà có tổ chức một cuộc họp nhưng đây chỉ là cuộc họp thường kỳ hàng tháng. Đây là hoạt động thường kỳ giữa 2 bên để giải quyết các vấn đề trong tháng như quản lý tòa nhà, vấn đề bảo vệ, vệ sinh, bảo trì...”, vị đại diện Ban quản trị cho biết
Trả lời PV, bà Vũ Minh Thảo, đại diện truyền thông của Keangnam Vina cho biết, trước thông tin Quỹ Qatar Investment Authority (QIA) mua lại tòa nhà này giá 800 triệu USD chỉ là lừa đảo, về phía Keangnam chưa có phát ngôn nào tại thời điểm này.
“Xung quanh vấn đề 160 tỷ tiền bảo trì của cư dân, tuần tới lãnh đạo Keangnam Vina sẽ có buổi làm việc chính thức với đại diện cư dân để trao đổi, giải quyết”. Bà Thảo cho hay.
Như vậy, trong tuần tới, cư dân Keangnam sẽ có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo Keangnam Vina. Hy vọng những khúc mắc của 2 bên sẽ được giải quyết và quyền lợi của cư dân được đảm bảo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận