Chính thức đưa thực phẩm chức năng vào “tầm ngắm”. Ảnh minh họa: Zing.vn |
Trước đó, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội thừa nhận đang có bất cập trong việc quản lý thực phẩm chức năng. “Vì chưa được đưa vào danh sách sản phẩm cần phải niêm yết giá nên giá bán thực phẩm chức năng thường chênh lệch khá lớn so với giá nhập khẩu. Cơ quan chức năng cũng khó có thể quản lý giá của mặt hàng này, đặc biệt trong hệ thống bán hàng đa cấp”.
Được biết, tính đến năm 2016, cả nước đã có gần 4.000 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thực phẩm chức năng, trong đó có 837 cơ sở sản xuất trong nước với hơn 20.000 sản phẩm đã được công bố. Các sản phẩm cũng hết sức đa dạng, thành phần cấu tạo hết sức phức tạp, trong đó 60 - 65% thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, tình trạng sản xuất thực phẩm chức năng giả (giả về chất lượng, giả về thương hiệu, giả về nguồn gốc xuất xứ) đang diễn biến phức tạp. Năm 2015, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng. Phần lớn các hàng này được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm giả này được bán ra thị trường với giá cao hơn hàng thật. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đúng chất lượng đã công bố; quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm; sản xuất thực phẩm chức năng không đảm bảo vệ sinh.
Theo Bộ Y tế, việc xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm chức năng nhằm chấn chỉnh và quản lý tốt hơn thị trường thực phẩm chức năng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận