Qua thời gian, mạng 5G sẽ khiến người dùng di động xóa mờ khái niệm mạng chậm. |
Công nghệ mạng có tốc độ cao nhất hiện nay là 4G-LTE, tuy nhiên mạng 4G vẫn chưa phổ biến rộng rãi, tại Việt Nam mạng 3G vẫn đang nắm vai trò chủ đạo. Vào tháng 7 năm 2014, hãng viễn thông Ericsson, đã tuyên bố thử nghiệm thành công tốc độ 5G nhanh hơn 40 lần so với tiểu chuẩn LTE hiện tại, đây cũng là dấu mốc quan trọng cho tương lại phát triển của 5G. Với công nghệ mạng thế hệ mới 5G, một bộ phim có dung lượng 4Gb-5Gb có thể tải về trong vòng vài giây.
Theo Bill Smith, Giám đốc điều hành mạng của AT&T, định nghĩa 5G sẽ được hoàn thiện vào 2018. Năm 2019, tiêu chuẩn của 5G sẽ được thiết lập theo chuẩn của Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union), trực thuộc Liên hợp quốc.
Phần lớn thí nghiệm 5G đều được thực hiện trong các băng tần cao, khoảng 73.000 MHz. Trong khi đó, mạng di động hiện nay phát sóng tín hiệu trong khoảng 700 MHz đến 3.500 MHz.
Ưu điểm của các tín hiệu tần số cao là chúng có thể cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn đáng kể. Tuy nhiên, một bất cập khác là chúng chỉ truyền được trong khoảng cách ngắn và khó có thể đi xuyên tường. Liệu trong tương lai, sẽ phải có hàng nghìn, thậm chí hàng triệu các cột phát sóng nhỏ nằm trên các trụ đèn, mỗi toà nhà, trong mỗi ngôi nhà và thậm chí là trong mỗi phòng để 5G có thể hoạt động tốt?
Theo dự kiến, công nghệ mạng 5G có thể sẽ ra mắt vào năm 2020, nhưng cho đến nay giới quan sát vẫn chưa thấy bất kỳ dự án chính thức để phát triển mạng 5G mang tầm vóc quốc tế được khởi động ngoài một số dự án riêng lẻ do các tập đoàn công nghệ tự nghiên cứu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận