Đó là nội dung được cập nhật trong báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc áp dụng giá tạm với các dự án năng lượng tái tạo - NLTT (điện gió, mặt trời) chuyển tiếp.
EVN cho biết, trong ngày hôm nay (27/5), EVN sẽ có văn bản trình Bộ Công thương xem xét, thông qua đối với toàn bộ 40 chủ đầu tư dự án NLTT chuyển tiếp đề xuất giá tạm.
Có nhiều chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng
Trong đó, hiện có 19 dự án, hoặc một phần dự án đã được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm và ký PPA; có 16 dự án đã nối lưới, đã và đang thử nghiệm, trong đó có 5 dự án với tổng công suất 303 MW đã hoàn thành thử nghiệm, đang thực hiện các thủ tục để phát điện thương mại.
Như vậy, trong 85 dự án NLTT chuyển tiếp chưa có giá, có 53 dự án đã nộp hồ sơ đàm phán, nhưng có 40 dự án đồng ý áp giá tạm bằng 50% khung giá trần, 13 dự án đợi đàm phán giá chính thức theo khung giá trần và 32 dự án chưa nộp hồ sơ.
Theo Quyết định số 21, khung giá trần của điện mặt trời chuyển tiếp là 1.185-1.508 đồng/kWh, điện gió là 1.587-1.816 đồng/kWh.
Gần 5 tháng kể từ thời điểm có khung giá trần cho dự án chuyển tiếp (10/1/2023), tuy nhiên, việc đàm phán giá vẫn chậm chạp.
Nguyên nhân được Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) chỉ ra là, có nhiều chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng… Vì vậy, dự án này chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN.
Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3/2023, nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.
“Việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý còn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Từ đó dẫn tới việc chậm trễ trong khâu chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền”, Bộ Công thương đánh giá.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận