Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm tối 16/2 với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các bên tìm ra một giải pháp ngoại giao để giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Nội dung phát ngôn của ông Tập đã được Bộ Ngoại giao nước này đăng tải lại, cụ thể: “Tất cả các bên liên quan nên bám vào hướng giải quyết chính trị chung, sử dụng tất cả các nền tảng đa phương như định dạng Normandy và tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho vấn đề Ukraine thông qua đàm phán và tham vấn”.
Theo nội dung cuộc điện do phía Pháp công bố, Chủ tịch Trung Quốc còn ca ngợi hành động của Pháp và Đức trong khung làm việc về Định dạng Normandy và nhắc lại việc ông ủng hộ thoả thuận Minsk để giải quyết cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm trong ngày 16/2. Ảnh - AFP
Định dạng Normandy là các cuộc đối thoại có sự tham gia của Pháp, Đức, Nga và Ukraine được thành lập từ năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea, với mục tiêu tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho mâu thuẫn lúc đó. Tuần vừa rồi, định dạng này đã được sử dụng, cuộc họp giữa 4 quốc gia đã diễn ra tại Berlin nhưng căng thẳng không hạ nhiệt.
Còn Thoả thuận Minsk là nỗ lực của ba bên để tiến tới lệnh ngừng bắn tại khu vực Donbass, miền Đông Ukraine. Thoả thuận Minsk có sự tham gia của Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh & hợp tác tại châu Âu (OSCE) nhưng những nỗ lực vẫn chưa thành.
Cuộc khủng hoảng tại phía Đông của châu Âu đang tăng nhiệt và được đánh giá là điểm nóng chính trị nguy hiểm nhất thế giới. Phương Tây chỉ trích Nga tăng cường hơn 100.000 binh sĩ tại khu vực biên giới giáp Ukraine bất chấp Moscow bác bỏ, mâu thuẫn đó đẩy quan hệ giữa Liên minh châu Âu với Nga đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Mặt khác, trong lúc này, quan hệ Nga-Trung Quốc ngày càng hữu hảo, do đó, cộng đồng thế giới rất quan tâm tới cách Trung Quốc phản ứng liên quan tới điểm nóng Nga-Ukraine.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận