Thông tin trên được ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM trả lời tại buổi họp báo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố vào chiều 18/9.
Chưa ghi nhận trường hợp phản ánh tình trạng chặt chém tại sân bay Tân Sơn Nhất
Theo ông Hải, từ khi công bố đường dây nóng phản ánh về tình trạng chặt chém hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sở GTVT chưa ghi nhận trường hợp phản ánh nào.
Mới đây, để ngăn chặn tình trạng chặt chém hành khách tại sân bay, Sở đã công bố số điện thoại đường dây nóng của Thanh tra Sở GTVT 028.38.300.701 hoặc Đội Thanh tra Giao thông Số 8 (trực thuộc Thanh tra Sở GTVT): 028.39.718.709.
Họp báo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố vào chiều 18/9.
Ngoài số điện thoại đường dây nóng của Thanh tra, ông Hải đề nghị các cơ quan phổ biến đến hành khách phản ánh qua Cổng thông tin, gọi điện đến số tổng đài 1022; Mobile App “Tổng đài 1022” (phiên bản trên Android và trên iOS). Cổng thông tin điện tử truy cập https://1022.tphcm.gov.vn;
Gửi thông tin phản ánh qua hộp thư điện tử 1022@tphcm.gov.vn và mạng xã hội Fanpage: tại địa chỉ truy cập https://www.facebook.com/1022.tphcm.gov.vn.
Ông Hải cho biết thêm, từ khi công bố đường dây nóng phản ánh về tình trạng chặt chém hành khách tại sân bay, đơn vị chưa ghi nhận trường hợp phản ánh nào qua đường dây nóng nêu trên.
Đối với việc cử lực lượng Thanh tra Sở GTVT tham gia phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm. Kết quả, từ tháng 6 đến nay, công tác liên ngành, cũng như qua công tác thanh tra độc lập theo thẩm quyền, Thanh tra Sở đã lập biên bản 306 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt là 634 triệu đồng.
Riêng từ ngày 4/8 đến nay, Thanh tra Sở đã phát hiện và lập biên bản 137 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt là 301 triệu đồng.
Kiểm soát chặt giá cả các mặt hàng có dấu hiệu tăng giá bất thường
Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM
Trả lời vấn đề kiểm tra việc tăng giá bất thường đối với các mặt hàng trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, hiện nguồn cung hàng hóa dồi dào, đảm bảo cung ứng cho thị trường.
Để kiểm soát giá, Sở cũng đã có văn gửi các đơn vị về việc kiểm tra, giám sát các mặt hàng tăng giá bất thường trên địa bàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Kết quả ban đầu, đã có một số siêu thị thông báo giảm giá một số mặt hàng thiết yếu. Trong đó, siêu thị Saigon Co.op, hệ thống Bách Hóa Xanh đã có thông báo giảm giá mặt hàng dầu ăn Cooking giảm giá từ 50.000 đồng xuống còn 47.000 đồng, dầu ăn Nakydaco giảm từ 47.000 xuống còn 43.000 đồng… Mức giảm giá này được áp dụng từ ngày 22/8.
“Hiện nay, nguồn cung hàng hóa vẫn đảm bảo số lượng, chất lượng, giá theo đúng quy định do các đơn vị chuẩn bị cung ứng nguồn hàng dồi dào. Ngoài ra, đang vào mùa cao điểm thị trường phục vụ năm học mới nên các đơn vị bình ổn giá cũng cam kết đảm bảo giá cả ổn định cho người dân," bà Kim Ngọc nói.
Được biết, thành phố cũng đã có công văn gửi các sở ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện về việc triển khai các giải pháp quản lý điều hành giá các tháng cuối năm 2022. Sở Công Thương sẽ tăng cường theo dõi diễn biến cung cầu hàng hóa, dịch vụ ...
Các mặt hàng lương thực thực phẩm góp phần ổn định thị trường, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận