Tỉnh lộ 666 Gia Lai xuống cấp nghiêm trọng |
Theo kết quả giám sát của HĐND, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 2.028 công trình giao thông với tổng chiều dài hơn 1.386 km, tổng vốn đầu tư xây dựng các dự án là 3.775 tỷ đồng. Bà H’Bút cho rằng, kết quả giám sát cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế như: Một số tuyến đường giao thông nội thị mặt đường chưa đạt, hệ thống cống thoát nước, cây xanh chưa đảm bảo mỹ quan đô thị. Các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn hoàn thành sau năm 2013, nhưng mặt đường đã bị bong tróc, rạn nứt, lún nền, độ bằng phẳng mặt đường không đảm bảo, hai bên lề đường bị sạt lở, xói mòn.
"Sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền đối với công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường, công trình giao thông có nơi, có lúc chưa tương xứng. Một đồng vốn cho bảo trì có giá trị bằng 4 đồng vốn cho công tác sửa chữa, đầu tư mới, nên thay vì bỏ 1 đồng, chúng ta đang phải bỏ 4 đồng”. Thạc sĩ Đặng Văn Sỹ |
Nguyên nhân là do công tác quy hoạch về hạ tầng giao thông ở một số địa phương còn nhiều bất cập, chưa sát với tình hình thực tế. Vai trò giám sát của các cộng đồng địa phương chưa phát huy hiệu quả, ý thức bảo vệ của người dân, của địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng bảo quản các công trình giao thông chưa tốt. Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác duy tu.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết, thời gian qua, việc các địa phương thiếu quan tâm trong việc kiểm tra công trình đường sá giao thông là có. “Đơn cử như đường Trường Sơn Đông đoạn qua huyện K’Bang và Kông Chro. Trước đây, các đơn vị làm đường đã tính toán và thiết kế kênh dẫn nước dọc biên đường, dòng nước tự nhiên khi mưa sẽ chảy xuống hệ thống kênh thoát nước theo thiết kế. Tuy nhiên, khi cấp đất cho dân làm nhà, người dân đã tự ý lấp các kênh dẫn nước cuốn theo đất đá, cát chảy ra mặt đường; Tình trạng người dân xây dựng công trình đường vào nhà của mình trên phần đất hành lang ATGT đường bộ đã tự ý lấp kênh dẫn nước, xây kè chắn nước chảy vào nhà khiến đường nhanh xuống cấp…
“Khi cán bộ chuyên ngành đến khơi thông dòng chảy do người dân đào lấp còn bị người dân cản trở, thậm chí chửi bới, gây áp lực”, ông Quế nói và cho biết, 2 năm trở lại đây (2015-2017), việc xây dựng công trình giao thông có quy mô lớn đều phải thông qua ý kiến của nhân dân địa phương. Cụ thể, khi triển khai thi công, các đơn vị đều cung cấp hồ sơ thiết kế cho địa phương, mời địa phương và nhân dân đóng góp ý kiến.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận