Một nhà hàng trên đảo Lý Sơn bị gió bão đánh sập
Ông Nguyễn Viết Vy, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn tường thuật, chiều 28/10, đi dọc tuyến đường bờ kè chắn sóng chạy dọc quanh huyện đảo Lý Sơn là khung cảnh nhà cửa, hành quán, tàu thuyền bị gió bão, sóng biển đánh sập, làm hư hại, tổn thất nặng nề.
Nhiều vị trí tuyến đường ven biển bị cấy cối đổ ngã nằm la liệt chắn ngang mặt đường, nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống, giải khát bị gió bão đánh sập. Tàu thuyền bị tuột khỏi vị trí neo đậu, trôi dạt, hư hại.
Ông Vy cho hay, ngày sau khi gió bão suy giảm, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng đến hiện trường giúp dân khắc phục thiệt hại. Hiện trên khu vực đảo Lý Sơn mưa to, gió lớn vẫn diễn ra. Sóng biển đang ở mức cao.
>>>>Video hình ảnh mưa bão diễn ra trên huyện đảo Lý Sơn lúc 16h chiều 28/10:
Một hàng quán ăn uống trên đảo Lý Sơn xiêu vẹo sau khi bão số 9 đổ bộ
Cây xanh gãy đổ chắn ngang đường ven biển đảo Lý Sơn
Lực lượng công an khắc phục hậu quả mưa bão giúp người dân trên đảo
Lực lượng chức năng khẩn trương khắc phục, giúp dân sau khi cơn bão số 9 đi qua.
Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh Quảng Ngãi, tính đến 13h30 ngày 28/10, toàn tỉnh chưa xảy ra thiệt hại về người do bão số 9 gây ra.
Tuy nhiên, đã có 1 nhà ở đổ sập hoàn toàn tại huyện Tư Nghĩa, 934 nhà bị tốc mái, hư hỏng ; 1 trụ BTS Vinaphone ở xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ bị đổ; 31 trụ sở cơ quan bị tốc mái, hư hỏng; một số ca nô, thuyền neo trú tại Cồn An Vĩnh bị bứt neo, sóng lớn đánh chìm.
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, Điện lực Quảng Ngãi cũng tiến hành cắt phụ tải, hầu hết các huyện đang bị mất điện trên diện rộng.
Cây đổ la liệt trước cổng Trung tâm hành chính huyện Bình Sơn.
Chiều 28/10, để chủ động ứng phó với mưa, lũ sau bão, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi có công điện yêu cầu các đơn vị tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 và mưa lũ sau bão.
Bên cạnh đó, tổ chức thống kê, khắc phục thiệt hại ngay sau bão tan, đồng thời triển khai ngay các biện pháp phòng, chống lũ sau bão.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết liệt chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như tập trung kiểm tra, rà soát và kịp thời huy động lực lượng tổ chức sơ tán, di dời các hộ dân vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng có nguy cơ bị chia cắt, nhà ở không đảm bảo an toàn đến nơi an toàn theo phương châm “4 tại chỗ”; Những hộ dân không đảm bảo an toàn phải kiên quyết vận động di dời, sơ tán, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế di dời.
UBND tỉnh cũng lưu ý, cần kiểm tra khả năng an toàn của nhà, trụ sở cơ quan nơi sơ tán người dân đến để đảm bảo an toàn cho người dân tại nơi tránh lũ; Khẩn trương rà soát phương án chi tiết ứng phó tình huống mưa, lũ lớn trên địa bàn để triển khai thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc triển khai việc thực hiện phương án ở cấp cơ sở...
Tại TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, mưa bão cũng gây ngập úng một số tuyến đường, nhiều cây xanh bị gió quật đổ.
Nhiều nhà hàng, quán bia đã bị hư hỏng nặng
Hình ảnh tan hoang sau bão tại Quảng Ngãi
Để tăng cường các biện pháp bình ổn thị trường, chống các hành vi lợi dụng thiên tai, địch họa, bão lũ găm hàng thu lợi bất chính, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu các Sở, Ban, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, cung cầu lưu thông hàng hoá. Phối hợp với các địa phương kịp thời điều tiết hàng hoá khi có nhu cầu; Các siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh, các nhà phân phối có biện pháp tăng cường dự trữ nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường, phòng ngừa việc thiếu hụt, khan hàng trên địa bàn tỉnh...
Video: Quang cảnh sau khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền ở tỉnh Quảng Ngãi
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận