Điều tra

Chùm ảnh: Tan hoang rừng Đắk Hà

05/03/2017, 13:02

Những cánh rừng ở Đắk Hà (Kon Tum) bị lâm tặc tàn phá tan hoang. Báo Giao thông ghi lại những hình ảnh này.

20170303_144500

Những cánh rừng tại xã Ngok Réo (Đăk Hà, Kon Tum) bị xâm lấn nghiêm trọng. Rừng dần bị thu hẹp nhường chỗ cho những rẫy sắn. Trong những khoảng rừng ấy, những cây gỗ có giá trị đã bị đốn hạ, giờ chỉ còn những cây gỗ nhỏ....

Tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hôm 20/6/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đóng cửa tất cả rừng tự nhiên. Tuy nhiên, tỉnh Kon Tum vẫn diễn ra tình trạng phá rừng tự nhiên để lấn chiếm, khai thác gỗ. 

Đây chỉ là hình ảnh mà Báo Giao thông ghi lại tình trạng phá rừng ở xã Ngok Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Sau phóng sự ảnh này, chúng tôi có đặt câu hỏi với lãnh đạo địa phương tỉnh Kon Tum có cảm thấy đau xót cho những cánh rừng đầu nguồn hay không? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm để xảy ra việc phá rừng đầu nguồn... 

20170303_145822

Những hộp gỗ do lâm tặc bỏ lại bên vệ đường. 

20170303_140612(0)

Có những ngọn đồi trơ trọi, những cây gỗ bị đốn hạ, đốt cháy.

20170303_144219(0)

Theo một người dân cho biết, đây là một bãi tập kết gỗ. Lâm tặc cưa gỗ rồi tập kết lại vị trí này rồi cưa ra thành phác để dễ vận chuyển. 

20170303_145913

Một phác gỗ lớn bị bỏ lại trên đường vận chuyển. Khúc gỗ này có chiều dài hơn 1,5m, dày 40cm, rộng 50cm. 

20170303_141827

Tại một vị trí, có 2 gốc bằng lăng lớn bị đốn hạ. Lâm tặc đã lấy hết những khúc gỗ có giá trị cao, những thân gỗ và nhánh bỏ lại ngổn ngang...

20170303_141633(2)

Một thân bằng lăng lớn tầm 2 người ôm xuể đã bị lâm tặc cưa đốn. Lâm tặc đã vận chuyển hết phần thân gỗ. Tại hiện trường chỉ còn gốc và nhánh.

20170303_134212

Đa phần những gốc bằng lăng lớn có giá trị bị cưa đốn. Lâm tặc không những cắt những phần gỗ có thể lấy được mà cưa luôn cả những nhánh cây nhỏ. 

20170303_134530

Một thân gỗ bị lâm tặc cưa đốn nhưng chưa lấy đi phần gỗ.

20170303_134135

Cây gỗ này ước tính dài khoảng 5m, tuy nhiên lâm tặc chỉ lấy phần gốc. Xung quanh cây rừng bị triệt hạ để dễ dàng vận chuyển gỗ ra đường đi.

20170303_134309

Ngổn ngang những cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ.

20170303_133637

Tại hiện trường, 4 phác gỗ bị đốt phá. Chúng tôi tự đặt dấu hỏi (?), không rõ lý do đốt những phác gỗ này?

20170303_145604

Những cây gỗ đốn hạ, chỉ còn những tấm bìa gỗ không dùng được nằm ở trên đường tuần tra của lực lượng chức năng.

20170303_145714

Những vết cưa còn rất mới...

20170303_145916

Những con đường trong rừng rộng tới hơn 2m. Theo người dẫn đường của chúng tôi cho biết, lâm tặc dùng các xe công nông độ chế hoặc những xe máy độ chế để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Đa phần những con đường này là độc đạo, tuy nhiên không hiểu lý do gì gỗ vẫn ra được khỏi rừng...

20170303_132628

Từ trên cao của một đỉnh đồi có thể thấy rõ những mảng trắng giữa rừng xanh. Đấy chính là do người dân phát rẫy để trồng cây. Chính việc lấn chiếm này đã khiến hàng năm rừng tại địa phương này mất đi. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.