Theo tờ trình của Chính phủ, diện tích đất lâm nghiệp tăng so với diện tích đất rừng tại Nghị quyết số 44/2022 của Quốc hội là gần 318ha (đất rừng phòng hộ hơn 28ha, đất rừng sản xuất hơn 285ha và đất rừng đặc dụng tăng 4,61ha).
Nguyên nhân do trong bước nghiên cứu tiền khả thi dự án được tính toán trên cơ sở hướng tuyến bước nghiên cứu tiền khả thi.
Theo Ban QL dự án 6 - đơn vị Chủ đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam đoạnVũng Áng – Bùng thì cần phải chuyển đổi 3,32 ha đất rừng tự nhiên sau khi đơn vị này cùng các sở, ngành liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng
Hiện nay, số liệu đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được UBND các tỉnh đo đạc, thống kê, tổng hợp trên cơ sở hướng tuyến bước nghiên cứu khả thi do Bộ GTVT cung cấp nên độ chính xác cao hơn.
Đặc biệt, khi khảo sát, vạch hướng tuyến các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn đã cố gắng tránh các loại rừng quan trọng như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Việc lựa chọn hướng tuyến cũng ưu tiên tránh tất cả các điểm khống chế như: Khu dân cư, công trình tâm linh (đền, chùa…), công trình quan trọng quốc gia (đập thủy điện, hồ chứa nước, đường điện 500 kV...).
Đối với các đoạn buộc phải đi qua sông thì vị trí làm cầu ngắn nhất, hạn chế đâm vào núi cao sẽ được ưu tiên.
Riêng đối với hai dự án thành phần Bãi Vọt - Hàm Nghi; Hàm Nghi - Vũng Áng, nếu không lựa chọn qua đất rừng, đất lâm nghiệp thì hướng tuyến có thể bị vướng 5 - 7 khu nghĩa trang, một khu mộ cổ từ những năm 1858 (ở xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Đối với những công trình tâm linh này, việc đền bù, giải phóng mặt bằng là hết sức khó khăn và kéo dài thời gian.
Do đó, việc chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp phục vụ xây dựng các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam là giải pháp tối ưu, đảm bảo tổng mức đầu tư dự án không bị phát sinh và thời gian GPMB, sớm khởi công được dự án theo các mốc tiến độ được đề ra theo Nghị quyết 18 của Chính phủ.
Chẳng hạn, chỉ tính riêng diện tích đất rừng cần chuyển đổi phục vụ hai dự án thành phần Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng khoảng hơn 167ha, diện tích này chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất nằm trong diện quy hoạch trồng rừng.
Việc chuyển đổi rừng sản xuất gần như không tác động lớn đến môi trường và đều có đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá. Đối với phần đất quy hoạch trồng rừng, địa phương sẽ tìm vị trí khác để quy hoạch, thay thế.
Nguyễn Trung Sơn
Trưởng phòng Kỹ thuật - Thẩm định, Ban QLDA Thăng Long
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận