Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam gợi ý cách dọn dẹp ban thờ để các gia đình đón năm mới may mắn.
Thời gian lau dọn ban thờ
Nên lau dọn ban thờ trước các ngày rằm, ngày mùng 1, ngày giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước ngày Tết. Nếu là cuối năm thì các gia đình cố gắng lau dọn ban thờ trước ngày 23.
Nên lau dọn ban thờ trước các ngày rằm, ngày mùng 1, ngày giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước ngày Tết.
Phải thắp hương xin phép gia tiên
Trước khi lau dọn ban thờ việc đầu tiên, gia chủ cần xin phép gia tiên.
Cần chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, nước sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc lau dọn.
Tắm rửa sạch sẽ
Trước khi lau dọn ban thờ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo lịch sự để bày tỏ lòng thánh kính của gia chủ với thần linh, Tổ tiên.
Không được để lẫn lộn bài vị
Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc lau dọn ban thờ. Lưu ý dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Các gia đình phải đặt bài vị của thần Phật và tổ tiên ra hai vị trí khác nhau và lau bài vị của thần Phật trước.
Dùng khăn sạch, nước thơm
Bắt buộc phải dùng khăn sạch, nước thơm như nấu nước tinh dầu bưởi, gừng… để lau dọn ban thờ.
Dọn bát hương
Công việc này rất quan trọng. Cần dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên để tránh tán lộc.
Đổ tro vào bát hương
Khi bát hương khô ráo, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần để có lộc nhất.
Đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ
Sau khi lau dọn xong ban thờ, các gia đình đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và tiếp tục thắp hương để mời tổ tiên và thần linh về nhà.
Tránh đổ vỡ bất cứ cái gì trên ban thờ.
Lưu ý, khi lau dọn ban thờ điều kiêng kỵ nhất là tránh đổ vỡ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận