Quân sự

Chuyên gia Chính trị: Phi công Mỹ sợ máy bay Nga kể từ Chiến tranh Việt Nam

16/04/2021, 20:35
image

Các phi công Mỹ đang được huấn luyện để không sợ hãi các máy bay Nga khi chạm trán nhau, nỗ sợ này bắt nguồn từ Chiến tranh Việt Nam.

img

Hai máy bay hàng đầu của Mỹ và Nga là F-35 và Su-57

Phi đội “Kẻ hung hăng”

Báo Chuyên gia Chính trị của Nga cho hay, sự lo sợ bị các máy bay chiến đấu của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga bắn hạ của các phi công của Không quân Mỹ đã dẫn đến việc nối lại các hoạt động của phi đội có tên là “Kẻ hung hăng” (Aggressor).

Theo báo Nga, các máy bay chiến đấu của phi đội Aggressor trong Không quân Mỹ được sơn màu sắc đặc trưng của máy bay chiến đấu Liên bang Nga, các đại diện của phi đội bay Aggressor hiện đang dạy các phi công Mỹ không sợ những máy bay chiến đấu “có ngôi sao đỏ trên thân” khi đối đầu trên bầu trời.

img

Máy bay Mỹ sơn màu sơn và phù hiệu máy bay Nga.

Chinh phục được ưu thế trên không là một nửa thành công của hoạt động tác chiến trên bộ. Bên nào chủ động trên bầu trời không chỉ có thể hỗ trợ đắc lực cho bộ binh sử dụng máy bay cường kích và trực thăng tấn công, mà còn tước đi cơ hội này của đối phương, điều này làm tăng đáng kể khả năng kết thúc thành công cả hai hình thái tấn công hay phòng thủ, thậm chí là trong một trận chiến riêng lẻ hay khi đối đầu trong một cuộc xung đột vũ trang toàn diện.

Báo Chuyên gia Chính trị viết rằng, ngay từ những ngày đầu của lịch sử ngành hàng không quân sự, nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt máy bay chiến đấu của đối phương trên bầu trời đã được giao cho các phi đội tiêm kích, sử dụng các loại máy bay được thiết kế để hỗ trợ các mục tiêu chiến lược quan trọng.

Video: F-18 đóng giả máy bay Nga - nguồn AirSource Military

Trong bất cứ giai đoạn nào, việc đào tạo phi công chiến đấu luôn được chú trọng đặc biệt, vì kết quả của trận chiến có thể phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp của các phi công con cưng này.

Để đạt được mục tiêu này, quân đội của các nước trên thế giới sử dụng một tổ hợp các bài huấn luyện được phát triển trong nhiều năm, cho phép các phi công cải thiện khả năng tiêu diệt máy bay đối phương trong khi buộc phải tham gia không chiến.

Vì vậy, để huấn luyện phi công chống lại “sự phấn khích quá mức”, đôi khi là run sợ nảy sinh khi nhìn thấy máy bay của đối phương xuất hiện ở phía chân trời, một phi đội đặc biệt với cái tên đáng gờm như đã đề cập ở trên (Aggressor) đã được thành lập tại Hoa Kỳ.

img

Chiến cơ Mỹ đóng giả Su-27 Nga.

Điểm đặc biệt của nó là phi đoạn này có đội hình máy bay được sơn màu ngụy trang và phù hiệu, tái mô phỏng hình dáng của các máy bay chiến đấu của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay ...

Lịch sử "nỗi sợ hãi máy bay Nga"

Lịch sử của phi đội Aggressor của Không quân Mỹ bắt đầu từ năm 1974, khi Bộ tư lệnh Không quân Hoa Kỳ đưa ra một đánh giá mà báo Nga gọi là “đáng thất vọng cho chính người Mỹ”. Trong Chiến tranh Việt Nam, khi tham gia các trận không chiến trên bầu trời miền Bắc của Việt Nam, các phi công Mỹ từng phải chịu tổn thất cao một cách phi lý.

Hóa ra, sự xuất hiện bất ngờ của máy bay chiến đấu Liên Xô trên bầu trời thường khiến phi công hoảng sợ, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả đối đầu với đối phương.

img

Không quân Việt Nam trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước - ảnh Thông tấn xã Việt Nam.

Việc phải vượt qua rào cản tâm lý trước các máy bay có hình “ngôi sao đỏ” (ý chỉ các máy bay do Liên Xô trước đây sản xuất) đã dẫn đến ý tưởng thay đổi hoàn toàn phương pháp huấn luyện thực hành của phi công chiến đấu, dựa trên cơ sở mô phỏng các trận không chiến thực tế nhất.

Đối với nhiệm vụ này, Không quân Mỹ đã sử dụng các máy bay chiến đấu đa năng F-5 Freedom Fighter, loại máy bay này được sử dụng để mô phỏng máy bay chiến đấu MiG-21 của Liên Xô.

img

Máy bay F-5 Freedom Fighter của Không quân Mỹ.

Những chiếc máy bay, được trang bị lớp sơn ngụy trang màu xám với những ngôi sao màu đỏ trên cánh chính và cánh đuôi, vì vậy, gần như không thể phân biệt được với chiếc máy bay ban đầu (F-5 Freedom Fighter) khi nhìn từ xa.

img

F-5 Freedom Fighter được sơn giống máy bay Mig-21.

Chỉ những người top đầu trong số những người giỏi nhất mới được Không quân Mỹ chọn cho phi đội Aggressor vì không phải phi công nào cũng thể hiện được kỹ năng như những phi công cừ khôi trong trường đào tạo phi công hàng không của Liên Xô trong huấn luyện và chiến đấu.

Các ứng cử viên được yêu cầu có ít nhất 500 giờ bay trên máy bay chiến đấu phản lực với tư cách là phi đội trưởng, cũng như trình độ của một phi công hướng dẫn.

Ngoài việc mô phỏng các trận không chiến hàng ngày với các phi công Liên Xô, các đại diện của đội hình bay Aggressor đã hơn một lần tham gia các cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội, đóng cùng một vai trò.

img

Máy bay F-18 của phi đội Aggressor đóng giả máy bay Su-57.

Tuy nhiên, vào cuối những năm 80, các hoạt động của phi đội Aggressor tạm ngừng hoạt động ...

Khái niệm mô phỏng không chiến thực tế sử dụng các máy bay chiến đấu có màu sơn và phù hiệu hiện nay của Không quân Nga chỉ được quân đội Mỹ đổi mới vào năm 2005.

Các phi công trong phi đội Aggressor mới đã trải qua những thay đổi lớn liên quan đến việc đổi mới trong lực lượng không quân của kẻ thù tiềm tàng (Không quân Nga) cũng như với sự xuất hiện của các máy bay chiến đấu mới trong chính lực lượng Không quân Hoa Kỳ.

Giờ đây, để mô phỏng những sửa đổi hiện đại của máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Nga, máy bay F-5 lỗi thời đã không còn được sử dụng mà là thay vào đó là các máy bay F / A-18 Hornet và F-16 Fighting Falcon, bởi chúng có các tính năng kỹ chiến thuật tương tự máy bay MiG-29 và Su-27 của quân đội Nga. Sau này, các chiến cơ F-15 Eagle hạng nặng cũng đã được gia nhập đội hình của phi đội Aggressor.

img

F-35 đóng giả Su-57.

Chỉ có một điều không thay đổi là, như trước đây, những quân át chủ bài tốt nhất của Không quân Hoa Kỳ vẫn phục vụ trong phi đội Aggressor. Một sự lựa chọn nghiêm ngặt như vậy được Không quân Mỹ xác định đó là do yêu cầu tạo ra một cuộc chiến cạnh tranh trong cuộc đối đầu tiềm tàng và phải làm như vậy khi huấn luyện.

Các phi công của phi đội Aggressor của Mỹ hiện nay phải bắt chước hành vi của những quân át chủ bài giỏi nhất của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Xu hướng mới nhất của Aggressor là bắt chước máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới nhất của Nga - Su-57. Mỗi chiếc trong số 10 bản sao của máy bay Su-57 của phi đội Aggressor đều có một lớp ngụy trang độc quyền được tạo ra bằng cách sử dụng các công nghệ giảm thiểu phản xạ cả tín hiệu radar và hình ảnh.

img

Chiến cơ Su-57 của Nga.

Các máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, F-16 Fighting Falcon đều đã được chế tạo để mô phỏng máy bay Su-57 trong phi đội đặc biệt của Mỹ.

Vào năm 2021, Aggressor sẽ được bổ sung một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Mỹ là F-35, máy bay này sẽ được sơn để mô phỏng chiến cơ thế hệ mới nhất của Nga PAK FA (tên gọi ban đầu của Su-57). Bản phác thảo về lớp vỏ ngụy trang mô phỏng Su-57 cho F-35 được cho là đã xuất hiện.

Cuối cùng, bài báo trên tờ Chuyên gia Chính trị của Nga kết luận rằng, hiện nay, người ta vẫn chưa biết liệu F-35 của Mỹ có thực hiện được vai trò đóng giả máy bay Su-57 đầy hứa hẹn hay không, vì hiệu quả của chiến cơ tàng hình F-35 vẫn còn bị nghi ngờ thậm chí bởi ngay cả trong số các đại diện của Lầu Năm Góc...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.