Ít nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện
Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 24/7 có bài viết cho hay, Biển Đông là một điểm khởi phát khác trong mối quan hệ đang dần xấu đi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuyên bố gần đây của Washington trong đó bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh có ý nghĩa đối rất lớn đối với tình hình an ninh trong khu vực.
Giám đốc Sáng kiến Chiến lược Tình hình Chiến lược Biển Đông (SSSPI) – ông Hu Bo nói rằng trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là các cường quốc hạt nhân, họ vẫn liên kết chặt chẽ với nhau, vì vậy khả năng xảy ra xung đột toàn diện trong khu vực là rất ít. Nhưng mối đe dọa của một cuộc xung đột quy mô vừa hoặc nhỏ không thể bị loại trừ.
"Dù Mỹ đã cố gắng tách rời Trung Quốc ở các khu vực khác, nhưng xét về tổng thể họ vẫn liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khả năng xảy ra xung đột quy mô lớn là hiếm.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể xảy ra xung đột ở quy mô vừa hoặc nhỏ, chẳng hạn như các tàu chiến đâm vào nhau hoặc thỉnh thoảng hai bên sẽ đáp trả hỏa lực vì thực tế là tàu chiến và máy bay của hai nước chạm trán nhau mỗi ngày. " – ông Hu Bo nói.
Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực Biển Đông bắt đầu từ năm 2009, khi tranh chấp gia tăng giữa Trung Quốc (nước đòi hỏi chủ quyền phi pháp đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua yêu sách “đường chín đoạn” – PV) và các quốc gia khác có chủ quyền (Việt Nam – PV) và tuyên bố đòi chủ quyền một phần Biển Đông, chủ yếu là Việt Nam và Philippines.
Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama tuyên bố chính sách “Xoay trục sang châu Á” của mình, nhằm đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và củng cố lại ảnh hưởng của Washington trong khu vực.
Sau vụ kiện trọng tài Biển Đông năm 2016, phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á cam kết giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao và nhất trí đẩy nhanh quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử.
Trong lúc này, Hoa Kỳ vẫn tập trung vào sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh liên tiếp thực hiện các chiến dịch bồi đắp, cải tạo, chiếm giữ và quân sự hóa các đảo đá một các phi pháp trên khu vực Biển Đông.
"Hoa Kỳ lo lắng rằng khoảng cách giữa sức mạnh quân sự của hai nước ngày càng nhỏ đi. Mỹ đã từng là cường quốc duy nhất trên thế giới và trong khu vực này", ông Hu Bo nói.
Hải quân Mỹ hoạt động ngày càng mạnh trong khu vực
Theo ông Hu Bo, trung bình, khoảng ba tàu Mỹ đang thường xuyên hoạt động trong vùng biển, tăng 60% so với 10 năm trước và tần suất các hoạt động trinh sát gần với Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên khoảng bốn chiến dịch mỗi ngày.
Một máy bay tuần tra hàng hải P-8-A Poseidon của hải quân Hoa Kỳ đã từng tiếp cận không phận trên cái mà ông Hu Bo gọi “lãnh thổ của Trung Quốc” một cách rất chặt chẽ vào tháng 5 này.
“Loại máy bay này được sử dụng để thu thập thông tin tình báo. Nhưng nó không cần phải bay ở khoảng cách gần như vậy để thực hiện công việc này. Đó là một cách khiêu khích Trung Quốc. " – ông Hu Bo cho hay.
Hiện tại, Hải quân Mỹ đang duy trì hai hạm đội tấn công do các tàu sân bay hạt nhân dẫn đầu. Các hàng không mẫu hạm cùng các tàu hộ tống, hậu cần đi kèm đang có mặt ở Biển Đông và các vùng lân cận để thực hiện các sứ mệnh tuần tra, tập trận đơn lẻ cũng như phối với diễn tập cùng các đồng minh và đối tác của mình ở khu vực.
Trong các đồng minh lớn của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương đáng chú ý nhất là Nhật Bản và Australia. Cả hai quốc gia này này đều đang điều động lực lượng hải quân của mình để tham gia các cuộc tập trận với quân đội Mỹ trong bối cảnh đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng là một trong những đối tác quân sự lớn của Hoa Kỳ ở châu Á. Ấn Độ cũng điều tàu chiến hợp sức tập trận với một nhóm tấn công do tàu sân bay Mỹ dẫn đầu ở khu vực Ấn Độ Dương, cửa ngõ dẫn vào Biển Đông.
Ngày 22/7/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố rằng Hoa Kỳ muốn đảm bảo giao thông tự do ở Biển Đông |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận