1. Loét miệng: Theo chuyên gia, nếu vết loét miệng kéo dài khoảng 2 tuần trở lên có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Dấu hiệu đau nhức cũng có thể tiết lộ bạn có khả năng bị ung thư hay không. Hầu hết vết loét lành tính đều khá mỏng và mềm, trong khi các khối u dày và cứng hơn. Thêm vào đó, vết loét lành tính hiếm khi chảy máu, trong khi khối u chảy máu thường xuyên. |
2. Hôi miệng: Mark Persky, một chuyên gia tại Trung tâm Ung thư Perlmutter, New York cho biết, khi một khối u ung thư miệng hình thành vết loét, vi khuẩn có thể lây nhiễm vào vết loét. Những vi khuẩn đó để lại mùi hôi, không giống như hơi thở buổi sáng thông thường và sẽ không biến mất khi bạn đánh răng. Các vi khuẩn tích tụ tại khối u sẽ khiến hơi thở “bốc mùi” suốt cả ngày. Nếu thấy cơ thể mình có mùi quá 2 tuần rưỡi, hãy đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn. |
3. Xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc trắng: Các mảng này mọc trên nướu, lưỡi hoặc các khu vực khác trong miệng có thể là tín hiệu cho thấy một khối u đang phát triển. Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu nó kéo dài hơn 2 tuần, đặc biệt nếu bạn nhận thấy xuất hiện thêm các vết loét ở khu vực xung quanh. |
4. Đau tai chỉ ở 1 bên đầu có thể không liên quan gì đến tai. Các dây thần kinh tạo cảm giác cho lưỡi, phía sau miệng và hộp giọng nói cũng được liên kết với tai của bạn. Nếu bạn đang bị đau dai dẳng ở 1 bên tai và liên tục tái lại, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức. Trong trường hợp may mắn không bị ung thư miệng, cũng cần tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. |
5. Đau lưỡi: Lưỡi là bộ phận rất nhạy cảm. Vì vậy, nếu nhận thấy bất cứ tổn thương nào gây đau ở lưỡi cần cẩn thận và sớm tìm ra nguyên nhân chính xác. |
6. Giảm cân (khi bạn không cố gắng giảm): Đau lưỡi hay đau các khu vực khác trong miệng do ung thư miệng có thể khiến bạn đau khi nhai và nuốt. Điều này có thể khiến bạn ăn ít hơn một cách tự nhiên để tránh cơn đau và giảm cân không chủ đích. Trong trường hợp hiếm hơn, giảm cân không giải thích được cũng có thể là do một khối u đã lan đến gan hoặc các khu vực khác. Khi ung thư tiến triển và bắt đầu sử dụng nhiều calo hơn, bạn sẽ thấy giảm cân ngay cả khi không thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. |
7. Tê miệng: Nếu một khối u ung thư miệng đủ lớn để làm tổn thương dây thần kinh trong miệng, bạn có thể nhận thấy tê ở một khu vực cố định trong miệng. |
8. Răng lung lay: Một khối u trên nướu có thể khiến 1 hoặc 2 cái răng gần đó bị lung lay. May mắn rằng, hầu hết các vấn đề về răng đều liên quan đến tình trạng răng của bạn chứ không phải ung thư. |
9. Khàn tiếng: Nếu bạn đột nhiên bị khàn giọng trong 2 tuần trở lên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư miệng đang ảnh hưởng đến giọng nói của bạn. |
10. Trục trặc ngôn từ: Ung thư miệng ảnh hưởng đến lưỡi có thể làm cho việc nói chuyện trở nên đau đớn hoặc có thể khiến việc di chuyển lưỡi của bạn trở nên khó khăn hơn. Khi một trong những điều đó xảy ra, bạn có thể nhận thấy mình gặp khó khăn khi phát âm những từ mà bạn chưa bao giờ gặp rắc rối trước đó. |
11. Đau hàm: Ung thư miệng có thể làm cho hàm của bạn bị tổn thương khi mở miệng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau không thuyên giảm trong vòng 2 tuần. |
12. Xuất hiện khối u ở cổ: Khi ung thư miệng lây lan, các hạch bạch huyết thường là nơi tiếp theo bị ảnh hưởng, mặc dù bạn có thể sẽ nhận thấy các triệu chứng trong miệng trước khi thấy 1 khối u ở cổ. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận