Diễn biến giá cổ phiếu LPB 6 tháng qua
“Nóng” nhờ thông tin liên quan “bầu” Thuỵ
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB) ngày 23/6 thông báo: Công ty cổ phần ThaiHoldings đã đăng ký mua 20 triệu cổ phần để sở hữu tỷ lệ 1,86% vốn của LPB. Thời gian giao dịch dự kiến từ 29/6 đến 28/7.
Đáng chú ý, theo thông báo của LPB trước đó một ngày, vào phiên giao dịch 16/6 chính ThaiHoldings đã bán tất tay 719.400 cổ phiếu LPB qua phương thức khớp lệnh.
Sở dĩ giao dịch của Công ty cổ phần Thai Holdings được chú ý bởi đây là công ty này do ông Nguyễn Đức Thuỵ (hay được gọi là “bầu” Thuỵ) sáng lập và sở hữu tới hơn 25% vốn. Ông Thuỵ hiện cũng giữ vị trí phó chủ tịch LienVietPostBank.
Trước năm 2021, khi chưa gia nhập LPB, ông Thuỵ là Chủ tịch ThaiHoldings. Để tham gia quản trị LPB, ông Thuỵ đã thôi nhiệm chức chủ tịch tại ThaiHoldings, sau đó từng bước nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu LPB.
Mới nhất, ông Thuỵ thông báo mua vào hơn 32 triệu cổ phiếu LPB từ ngày 8/6 đến 8/7 để nâng tỷ lệ sở hữu tại LienVietPostBank lên 4,92%. Em trai ông Thuỵ cũng đăng mua 1 triệu cổ phiếu LPB. Đến thời điểm này, giao dịch mua vào 1 triệu cổ phiếu của em trai ông Thuỵ đã hoàn tất trước hạn đăng ký. Còn giao dịch của ông Thuỵ, ngày 7/7 mới là hạn cuối. Theo thông báo của LPB, đến ngày 23/6, ông Thuỵ nắm giữ 30.575.080 cổ phiếu LPB. Như vậy, trong thời gian này, ông Thuỵ đã mua được hơn 10 triệu cổ phiếu trong số lượng đã đăng ký.
Đáng chú ý, chỉ sau hai tuần khi có thông tin hai anh em “bầu” Thuỵ mua gom cổ phiếu LPB, thị giá LPB đã tăng mạnh gần 40% và đạt đỉnh 33.400 đồng/cổ phiếu vào phiên 4/6. Sau đó, dù giá cổ phiếu này đã đi xuống nhưng đến phiên hôm nay (23/6) vẫn còn 28.800 đồng/cổ phiếu.
Nếu tính trong vòng ba tháng qua giá cổ phiếu LPB đã tăng 83%. LPB cũng là cổ phiếu ngân hàng duy nhất lọt Top các cổ phiếu tăng mạnh nhất trong vòng 3 tháng qua trên sàn HoSE. Còn trong 6 tháng, cổ phiếu này đã tăng gần 130%.
Thị giá (ngày 23/6) và chỉ số PE của một số mã ngân hàng dưới 30.000 đồng
Theo một vị giám đốc khối phân tích chứng khoán, thời gian qua hầu hết các mã cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá, trong đó có LPB.
Tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế của một số mã ngân hàng có thị giá dưới 30.000 đồng
Triển vọng LPB là bao nhiêu?
Trong báo cáo cập nhật về cổ phiếu LPB ngày 14/5, sau khi LPB đã đại hội cổ đông và công bố báo cáo quý 1/2021, Công ty chứng khoán VNDIRECT đã duy trì đánh giá cổ phiếu LPB mức Trung lập và nâng giá mục tiêu lên 26.000 đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu của VNDIRECT dựa trên định giá thu nhập thặng dư (chi phí vốn 14,6%; Tăng trưởng dài hạn 3,0%).
Mức giá trên mà VNDIRECT đưa ra đã bao gồm đánh giá thành công của đợt phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài và phí trả trước cho hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với mức định giá cao hơn dự kiến của LPB; Và cả rủi ro giảm giá đến từ việc chi phí tín dụng cao hơn dự kiến.
VNDIRECT cũng cho biết, giá cổ phiếu LPB tăng mạnh kể từ đầu năm, gấp nhiều lần mức tăng của chỉ VN-Index, sau thông tin ông Nguyễn Đức Thụy (người sáng lập Thaiholdings và Công ty cổ phần Enclave Phú Quốc) đã mua cổ phiếu của LPB để trở thành thành viên hội đồng quản trị.
Liên quan đến kế hoạch tăng vốn của LPB trong năm 2021, ngân hàng này sẽ tăng vốn điều lệ thêm 46% từ 10.750 tỷ đồng lên 15.700 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu (phát hành trả cổ tức, phát hành riêng lẻ và phát hành mới).
“Dựa trên kế hoạch tăng vốn, chúng tôi ước tính EPS dự phóng cho năm 2021/2022 sẽ bị pha loãng 19%/32% và giá trị sổ sách sẽ bị pha loãng tương ứng 14%/17% do chúng tôi giả định LPB sẽ thực hiện việc phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu bằng mệnh giá và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tại mức giá giả định 22.000 đồng/cổ đông”, báo cáo của VNDIRECT nhận định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận