Cỏ xước |
Theo y học phương Đông, cây cỏ xước có vị đắng, chua và có tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, cây cỏ xước còn có khả năng tiêu viêm, làm lưu thông khí huyết và rất lợi tiểu. Đặc biệt, đối với những bệnh ở giai đoạn mãn hoặc cấp tính, cỏ xước có khả năng chống viêm tốt. Các nghiên cứu y khoa hiện đại gần đây đã chứng minh cây cỏ xước còn giúp cơ thể mạnh gân cốt, bổ gan thận. Trong dược học, các nhà khoa học đã dùng cây cỏ xước để bào chế nên các loại thuốc chuyên trị bệnh viêm khớp, giúp giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp và ngừa xơ vữa động mạch.
Chữa bệnh viêm gan, thận, bàng quang: Cỏ xước, mộc thông, rễ cỏ tranh, cỏ tháp bút, mã đề, sắc kèm với 15g bột hoạt thạch. Sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa bệnh mỡ máu cao: Dùng cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 - 30 ngày.
Chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 -15 ngày.
Chữa bệnh quai bị: Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; dùng bã đắp lên chỗ sưng đau bên ngoài.
Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận