Theo Hiệp hội Chế biết và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến nay, có 123 cơ chế biến thủy sản tạm dừng hoạt động. Tổng công suất chế biến của ngành cũng chỉ khoảng 30-40% so với trước.
Trong khi, doanh nghiệp chịu phát sinh thêm nhiều chi phí mới như bao bì, xét nghiệm cho công nhân, tài xế vận chuyển hàng, chi phí logistics, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần…
Nhiều doanh nghiệp khó khăn về tài chính buộc phải giảm công suất chế biến 30-90%, thậm chí tạm dừng sản xuất.
Đặc biệt, sau khi dịch Covid-19 bùng phát tại các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đảm bảo "3 tại chỗ" và lưu thông, vận chuyển.
Bởi vậy, dù xuất khẩu thủy sản có đà tăng ấn tượng từ đầu năm đến giữa tháng 7. Nhưng, nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 264 triệu USD, giảm tới 41% so với nửa cuối tháng 7 và giảm 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu thủy sản giảm 30% trong tháng 8. Ảnh: minh họa
VASEP nhận định, ngành thủy sản nếu không khôi phục các hoạt động trở lại vào tháng 9 sẽ dễ gãy đổ chuỗi sản xuất hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Riêng nuôi trồng thủy sản, nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn.
Do đó, VASEP đề xuất Chính phủ cần nỗ lực khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất và không muộn hơn 15/9.
Trước thực tế đó, góp ý Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ Doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, VASEP bày tỏ quan tâm đến vấn đề: Dùng bảo hiểm xã hội để trả lương cho người lao động; Dừng thu phí, điều chỉnh giảm phí hạ tầng cửa khẩu, cảng biển, KCN; Giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến, nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận