Cho dù đó là tài năng hay nhờ vào nền tảng gia đình, đây chỉ là bề nổi của sự thành công của một người. Sức mạnh thực sự thúc đẩy một người chính là việc không ngừng thử thách bản thân, vượt qua được chính mình. Đó mới chính là động lực mạnh mẽ, là chìa khóa dẫn đến thành công của mọi đứa trẻ có xuất phát điểm từ số 0.
Có một công thức vàng đánh thức được tiềm năng vô hạn bên trong của mỗi đứa trẻ:
- Ý thức tự chủ: Làm những gì bản thân muốn.
- Sự hưng phấn: Điều này thật thú vị, nó làm tôi phấn khích muốn làm.
- Năng lực: Tôi có thể làm tốt trên cả mong đợi.
- Sự kết nối: Tôi có thể làm được điều này trong một môi trường được yêu thương và hỗ trợ.
1. Ý thức tự chủ
Có một thực tế cho thấy, khi cha mẹ càng quan tâm, càng thúc ép con mình học thì kết quả học tập của chúng càng kém. Thực ra, gốc rễ của vấn đề này không nằm ở con cái mà chính là ở cha mẹ.
Mẹ của Gu Eillen là một hướng dẫn viên trượt tuyết nhưng chưa bao giờ bà yêu cầu con mình phải biết chơi bộ môn này. Thay vào đó, bà khuyến khích và hỗ trợ con gái thử tất cả những điều cô thích như cưỡi ngựa, chạy, bơi lội, leo núi, bắn cung, múa ba lê, piano ...
Có một lần khi Gu Eileen muốn tham dự một giải đấu trượt tuyết tự do rất nguy hiểm, mẹ của cô đã rất lo lắng nhưng vẫn chọn cách ủng hộ quyết định của con gái.
Ngay cả trong Thế vận hội Olympic năm nay, khi Eileen thua ở vòng thứ 2, bà đã nói và muốn thử sức với một động tác khó, bà đã nói: “Đây là trò chơi của con, hãy tận hưởng nó”.
Dù là những sự kiện trọng đại hay sở thích hằng ngày, mẹ của gu Eileen đều để cho con cái được tự do lựa chọn với quyết định của mình. Điều này không chỉ khơi dậy khát khao chiến thắng mà còn mang lại cho cô cảm giác tự chủ, cũng như sức mạnh để không ngừng thử thách bản thân và bứt phá.
Trên thực tế, mọi đứa trẻ đều có tính tự chủ mạnh mẽ, chúng đều thích khám phá, bắt chước. Trẻ càng có được quyền tự chủ, chúng càng hăng hái muốn học hỏi và chinh phục thử thách nhiều hơn.
Vì vậy, để bảo vệ ý thức tự chủ của trẻ, cha mẹ hãy để trẻ làm những gì chúng thích. Bằng cách này, trẻ có thể duy trì sự nhiệt tình học tập và động lực lâu dài để tiếp tục tiến bộ.
2. Nhận thức rõ mục đích
Nhiều cha mẹ thắc mắc và cảm thán khi thấy con mình lười học, hay bỏ cuộc giữa chừng, luôn tự mãn.
Trên thực tế cho thấy, dù là trẻ em hay người lớn, khi làm việc nào đó nếu không có mục đích cụ thể, thường họ sẽ rất mông lung, không tập trung và dễ bỏ cuộc.
Khi trẻ lười biếng trong học tập, hay chểnh mảng, dễ bỏ cuộc, tất cả chỉ vì trong lòng trẻ chưa xác định được mục tiêu rõ ràng của mình.
Mục tiêu là ánh sáng soi đường cho trẻ đi đúng hướng, là động lực để chúng cố gắng mỗi ngày.
Vì vậy, nếu muốn trẻ thành công trong một lĩnh vực nào đó, cha mẹ phải giúp con đặt mục tiêu. Chỉ khi mục tiêu được thiết lập, niềm tin về sự chăm chỉ mới có thể ăn sâu vào cơ thể trẻ, thôi thúc chúng kiên trì và nỗ lực để từng bước đạt được mục tiêu đó.
3. Cảm giác kết nối
Có không ít cha mẹ dùng những lời đe dọa, đòn roi, mắng mỏ khơi dậy tính xấu hổ để trẻ biết cố gắng hơn. Thế nhưng, thực tế là khi cha mẹ càng áp dụng cách này, trẻ càng trở nên thiếu tự tin, càng la mắng chúng càng không muốn học.
Chỉ bằng cách cho phép trẻ phạm sai lầm, thể hiện tình yêu thương vô điều kiện mới có thể giúp trẻ dũng cảm và chăm chỉ hơn.
Cha mẹ thông minh sẽ làm hết sức mình để ủng hộ tình yêu của con mình, nhưng không yêu cầu đứa trẻ "phải thành công".
Mẹ của Gu Eileen từng nói:
"Con không cần phải đến Stanford học, không cần phải giành chức vô địch, điều quan trọng nhất là hãy luôn tò mò và không bao giờ từ bỏ việc học".
Khi Gu Eileen thua trong một cuộc thi đấu, bà không bao giờ trách mắng mà chỉ ôm chặt con gái rồi nói: “Mẹ rất tự hào về con”.
Tình yêu thương và sự ủng hộ vô điều kiện của cha mẹ dành cho con cái là cảm giác an toàn và sự tự tin lớn nhất của đứa trẻ. Với sự hỗ trợ của cha mẹ, trẻ có thể dũng cảm tiến về phía trước.
Cha mẹ nên tin rằng, mọi đứa trẻ đều có tiềm năng vô tận bên trong, chỉ khi được kích thích đúng cách, động lực bên trong được khai phá, lúc đó trẻ mới trẻ được tiếp thêm sức mạnh để không ngừng thử thách và vượt lên chính mình.
4. Năng lực
Nhà tâm lý học Robert White từng nói: “Con người luôn muốn được người khác công nhận năng lực của bản thân mình”.
Trẻ em luôn khao khát được cha công nhận và khen ngợi những nỗ lực của mình. Nếu cha mẹ không bao giờ cho con cái của họ một lời khẳng định hay bất kỳ sự khuyến khích nào, điều đó sẽ phá hủy ý thức về năng lực của trẻ.
Khi bị cha mẹ coi thường, con cái ngày càng kém tự tin, mất ý chí cố gắng, không có động lực học tập nữa.
Giáo sư William Simon tại Đại học Stanford cho biết: “Một cách quan trọng để cha mẹ truyền đạt cảm giác được trao quyền cho con cái là nói rõ với chúng rằng: Cha mẹ tin con có thể làm được điều đó”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận