Trong đó, mảng xây lắp của Đèo Cả có tăng trưởng cao nhất với 74%, đạt 271 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu. Doanh thu từ các trạm thu phí BOT tăng nhẹ 2%, đóng góp 391 tỷ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu; phần còn lại là đến từ các hoạt động khác.
Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, nhận định kết quả doanh thu chứng minh khả năng tăng trưởng nhất định của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
"Tổng tài sản doanh nghiệp duy trì ở mức ổn định, tính đến tháng 9 là 36,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm", ông Huy cho biết.
Theo ông Nguyễn Quang Huy, việc chuẩn bị nguồn lực để thực hiện tốt các dự án trong nước và đón đầu nhiều lĩnh vực mới khi vươn tầm quốc tế là mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đặt sự quan tâm đặc biệt đối với phát triển hạ tầng giao thông quốc gia.
"Việc Chính phủ quyết tâm hoàn thành 5.000km đường cao tốc đến năm 2030 là triển vọng rất lớn cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng giao thông. Hiện nước ta đã đưa vào khai thác hơn 1.800km đường cao tốc. Phần còn lại sẽ là dư địa rất lớn", ông Nguyễn Quang Huy phân tích và khẳng định Đèo Cả có lợi thế rất lớn để tham gia khai thác, quản lý mạng lưới cao tốc này.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả khởi điểm là Xưởng Thống Nhất trực thuộc Ban Xây dựng 67, hình thành năm 1974. Trải qua nhiều lần tái cấu trúc, vốn điều lệ hiện nay của doanh nghiệp là 3.000 tỷ đồng. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch vào năm 2022.
Đèo Cả đang quản lý và khai thác hơn 330km đường cao tốc. Doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn sau khi thực hiện thành công nhiều chuỗi hầm qua miền Trung, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận