Tập đoàn Whirlpool đã cáo buộc rằng máy giặt nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã gia tăng gấp đôi trong giai đoạn 2012 – 2016 từ 1,6 triệu chiếc lên 3,21 triệu chiếc, chiếm lĩnh thị phần đáng kể của các nhà sản xuất nội địa. |
Theo đó, nguyên đơn là tập đoàn Whirlpool tại Mỹ đã cáo buộc rằng máy giặt nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã gia tăng gấp đôi trong giai đoạn 2012 – 2016 từ 1,6 triệu chiếc lên 3,21 triệu chiếc, chiếm lĩnh thị phần đáng kể của các nhà sản xuất trong nước và khiến cho các nhà sản xuất này lâm vào tình trạng khó khăn.
Khiến ngành sản xuất của Hoa Kỳ chịu thiệt hại nghiêm trọng như doanh số bán hàng, lợi nhuận, sử dụng công suất, sản xuất, lao động, thất nghiệp v v. Nguyên đơn cũng nhấn mạnh rằng ITC đã hai lần khẳng định ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ chịu thiệt hại đáng kể (materially injured) do sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ một số nước vào Hoa Kỳ (vụ việc điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp với cùng sản phẩm nhập từ Hàn Quốc 2012, và vụ việc điều tra chống bán phá giá với Trung Quốc 2016).
Đầu năm 2017, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm máy giặt xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. |
Tập đoàn Whirlpool cũng cáo buộc về việc “phá giá hàng loạt”- như hai công ty này đã chuyển địa điểm sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan để làm giảm đơn giá sản xuất và tránh thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng với Trung Quốc.
Được biết từ đầu năm 2016, hãng Samsung đã vận hành nhà máy trị giá 2 tỷ USD chuyên sản xuất đồ gia dụng như tivi, điều hòa, máy giặt... tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Trong khi đó tại Việt Nam, LG đã vận hành 3 chi nhánh và 2 nhà máy sản xuất đồ gia dụng, điện tử, trong đó có máy giặt.
Vào đầu năm 2017, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm máy giặt xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế được áp ở mức rất nặng, lên tới 32,1 đến 52,5%, kéo dài trong 5 năm. Quyết định này được đưa ra sau đơn khởi kiện cũng của Tập đoàn Whirlpool và cuộc điều tra kéo dài hơn một năm của Bộ Thương mại Mỹ.
Từ 2011, Whirlpool cũng đã nộp đơn kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm máy giặt thương hiệu Samsung và LG có xuất xứ từ Hàn Quốc và Mexico. Cuộc điều tra sau đó của Bộ Thương mại Mỹ xác nhận các máy giặt Samsung và LG được sản xuất ở Hàn Quốc và Mexico được bán dưới giá thành ở Mỹ và được hưởng những khoản trợ cấp không công bằng. Sau đó, các công ty Hàn Quốc sau đó đã chuyển hoạt động sản xuất cho thị trường Mỹ sang Trung Quốc.
Dự kiến vụ kiện máy giặt "made in Vietnam" sẽ được Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ ra kết luận cuối cùng về thiệt hại vào tháng 10/2017, sau đó nộp báo cáo lên tổng thống Mỹ để ra quyết định về việc có áp dụng biện pháp tự vệ hay không vào tháng 12/2017.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận