Thế giới giao thông

Công ty xe điện Trung Quốc dùng chiêu độc “đấu” Tesla

30/12/2020, 06:32

Để cạnh tranh với hãng Tesla, một số hãng xe điện Trung Quốc chọn phát triển các mẫu xe có tầm hoạt động xa hoặc hạ giảm giá sản phẩm...

img

Tesla là công ty nước ngoài đầu tiên có nhà máy sản xuất được sở hữu hoàn toàn tại Trung Quốc

“Xe điện” (EV) và “Trung Quốc” là 2 từ đủ để đại diện cho tương lai gần của ngành xe hơi thế giới bởi Trung Quốc đang là quốc gia có lượng EV lớn nhất thế giới (chiếm 47%). Tuy nhiên, đứng đầu thị trường này lại không phải công ty nội địa mà là Tesla - công ty của Mỹ. Điều này tạo ra cơn sốt gọi vốn và cạnh tranh khốc liệt của các nhà sản xuất địa phương, hòng giành lại miếng bánh ngon.

Tesla - yếu tố kích thích thị trường EV Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc bắt đầu hỗ trợ vốn, mở cửa chính sách để khuyến khích các công ty địa phương tham gia sản xuất xe điện từ nhiều năm trước. Thời điểm chính sách tốt, có tới 500 công ty đăng ký sản xuất xe điện nhưng không đạt được nhiều thành tựu lớn.

Vài năm gần đây, tốc độ phát triển của thị trường xe điện đại lục bỗng thay đổi chóng mặt. Nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của Tesla (Mỹ) vào năm 2013, theo các nhà quan sát thị trường.

Hiện nay, Tesla là công ty sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên có nhà máy hoàn toàn thuộc sở hữu của họ tại Trung Quốc sau khi Bắc Kinh mở cửa cho công ty nước ngoài.

Bất chấp dịch bệnh, chỉ trong nửa thăm, Tesla đã giành được thị phần lớn nhất trong “chiếc bánh” thị trường xe điện Trung Quốc vốn đã bị chia thành trăm mảnh. Doanh số của riêng Tesla đã chiếm ¼ tổng xe điện trên cả thị trường Trung Quốc đại lục, theo dữ liệu từ Hiệp hội Ô tô chở khách Trung Quốc.

“Năm ngoái, cứ 100 nhà khởi nghiệp xe điện thì chỉ có 11 công ty có thể gọi vốn thành công”, ông Bill Russo, nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Automobility tại Thượng Hải cho biết.

Điển hình là Byton, một trong những công ty EV từng đứng hàng đầu của Trung Quốc, vốn gặp khó khăn từ lúc Tesla còn đang xây dựng nhà máy. Sau đó, hãng tiếp tục chịu sức ép bởi thành công của hãng xe Mỹ và dịch bệnh, cuối cùng phải dừng cuộc chơi trong nước từ tháng 9/2020.

Sự chuyển dịch này của thị trường Trung Quốc không quá bất ngờ với chính phủ Bắc Kinh. Bà Miao Wei, Bộ trưởng Bộ Công nghệ, thông tin và Công nghiệp Trung Quốc cách đây 5 năm từng nói, chính phủ muốn “thả” vài tác nhân kích thích vào thị trường xe điện, ám chỉ các đối thủ mới, đến từ nước ngoài, để kích thích các công ty trong nước sáng tạo, cải tiến công nghệ.

Kết quả, thị trường Trung Quốc sẽ sàng lọc được những công ty khỏe nhất và thực tế hiện nay chứng đã minh điều đó.

Những công ty như NIO, WM Motor, Xpeng đang trụ lại đã ở vị trí cao hơn so với trước đây.

“Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của thị trường EV vẫn rất lớn vì có quá nhiều công ty xe điện theo đuổi lượng khách còn nhỏ, trong khi ngân sách eo hẹp”, Tổng thư ký PCA, ông Cui Dongshu nhận định và cho biết, trong tương lai, mức độ cạnh tranh còn khốc liệt hơn. Khả năng nhiều công ty phải sát nhập, bán tài sản là chắc chắn.

Trong một bình luận khác, ông Ian Zhu, quản lý Đối tác của NIO Capital, công ty quỹ đầu tư mạo hiểm nhận định: Trung Quốc có hàng trăm nhà khởi nghiệp đánh cược với xe điện nhưng sẽ chỉ có 1% có thể sống sót vì đòi hỏi phải đầu tư công nghệ quá lớn.

Cạnh tranh bằng giá

Những người chơi nội địa trong thị trường xe điện Trung Quốc có lẽ đã hiểu ra vấn đề và xác định được đối thủ chính, đó là Tesla. Phần lớn các hãng đều xây dựng chiến lược để tập trung hạ đo ván hãng xe Mỹ, theo nhà báo Daniel Ren đến từ tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP).

Một hệ thống sản xuất xe điện rất phức tạp vì đòi hỏi đầu tư, nhân lực mạnh mới có thể cho ra đời một chiếc xe từ con số 0. Các thương hiệu khởi nghiệp EV lớn như NIO, XPeng Inc, Li Auto và WM Motor đã gọi vốn hơn 8 tỷ USD trong năm 2020 nhưng tỉ lệ “sống sót” của tất cả các hãng khởi nghiệp EV là cực kỳ thấp.
Ông Ian Zhu, quản lý Đối tác của NIO Capital, công ty quỹ đầu tư mạo hiểm


“Gần như tất cả những công ty khởi nghiệp xe điện của Trung Quốc đều lấy Tesla làm điểm quy chuẩn vươn lên trong vài năm gần đây”, bà Jing Yang, Giám đốc nghiên cứu doanh nghiệp tại Công ty Fitch Ratings (Thượng Hải) bình luận.

Để cạnh tranh với hãng xe Mỹ, một số hãng lựa chọn chiến lược phát triển các mẫu xe có tầm hoạt động xa hơn, nhiều hãng mở rộng cơ sở sản xuất để hạ chi phí, giá thành sản phẩm.

Một chiếc SUV loại nhỏ của hãng NIO có giá khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với mẫu Model Y của Tesla.

Bà Jing Yang nhận định, các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc có thể hạ giá thành vì ưu tiên hiện tại của họ là số lượng, xây dựng thương hiệu hơn lợi nhuận.

Do đó, để đủ lực chạy đường dài, với các hãng khởi nghiệp ô tô điện, vốn gần như là yếu tố quan trọng nhất.

Một vài nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch gọi vốn, phát triển ra thị trường nước ngoài. Ba công ty hàng đầu trong ngành ô tô điện nội địa đã niêm yết thành công trên thị trường Mỹ. Đầu tiên là NIO niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York vào năm 2018, đến nay, cổ phiếu của họ đã tăng hơn 300%.

Tháng 7 năm ngoái, công ty khởi nghiệp xe điện Trung Quốc Li Auto ra mắt trên sàn Nasdaq, gọi vốn tới 1,1 tỷ USD. Mới nhất là Xpeng trên thị trường chứng khoán New York vào tháng 8.

Theo ông Kim Chee-Kiang, Giám đốc quản lý Khoa học Đô thị, những công ty này tìm thấy điểm hấp dẫn ở thị trường Mỹ vì nơi đây có tính thanh khoản, minh bạch giá cao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.