Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay:
Trong ngày hôm nay 22/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới, trong đó TP.HCM 4.193 ca, Bình Dương 3.795 ca.
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 343.972 ca, trong đó có 144.893 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Liên tục cập nhật thông tin tình hình Covid-19 trong ngày
Ghi nhận thêm 11.214 ca mắc mới
Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh (4.193), Bình Dương (3.795), Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (107), Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10), Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1) trong đó có 6.387 ca trong cộng đồng.
Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 91 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.
Từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 348.059 ca nhiễm, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 343.972 ca, trong đó có 144.893 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (175.994), Bình Dương (70.242), Long An (17.805), Đồng Nai (17.688), Tiền Giang (7.284).
Trong ngày 22/8, 7.580 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22/8 nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 147.667 ca.
Hiện có 687 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 24 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Thông báo 737 ca tử vong
Ngày 21-22/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 737 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (599), Bình Dương (62), Đồng Nai (25), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (11), Cần Thơ (4), Long An (4), Hà Nội (2), Bến Tre (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 22/8 là 8.277 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 181.660 xét nghiệm cho 720.341 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.450.525 mẫu cho 27.763.959 lượt người.
Trong ngày 21/8 có 370.836 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 17.065.896 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.274.648 liều, tiêm mũi 2 là 1.791.248 liều.
Ngày 22/8, Hà Nội thêm 20 ca mắc mới
Tính từ 18h ngày 21/8 đến 18h ngày 22/8, Hà Nội ghi nhận 20 ca; trong đó 4 ca ghi nhận tại cộng đồng, 16 ca ghi nhận tại khu cách ly.
Chiều 22/8, Sở Y tế Hà Nội thông báo từ 12h đến 18h ngày 22/8, Thủ đô ghi nhận thêm 6 ca mắc mới COVID-19, đều tại khu cách ly.
Các ca mắc mới phân bố theo quận/huyện: Đông Anh (3), Đống Đa (2), Hoàng Mai (1).
Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm ho sốt thứ phát (6).
Như vậy, tính từ 18h ngày 21/8 đến 18h ngày 22/8, Hà Nội ghi nhận 20 ca; trong đó 4 ca ghi nhận tại cộng đồng, 16 ca ghi nhận tại khu cách ly.
Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 2.574 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.309 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.265 ca.
Thông tin về 6 ca mắc mới ghi nhận:
Chùm ho sốt thứ phát: 6 ca
Đống Đa: 2 ca
1. L.V.P, Nam, sinh năm 1981; Địa chỉ: Văn Miếu, Đống Đa. Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN N.T.H, tiếp xúc cuối ngày 16/8; ngày 18/8 xuất hiện mệt mỏi, đau đầu chuyển Bệnh viện Đức Giang cách ly điều trị. Ngày 20/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính ngày 21/8 (BV Đức Giang thực hiện).
2. L.A.N, Nữ, sinh năm 2019; Địa chỉ: Văn Miếu, Đống Đa. Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN N.T.H (con), tiếp xúc cuối ngày 16/8. Ngày 18/8, bệnh nhân xuất hiện sốt chuyển Bệnh viện Đức Giang cách ly điều trị. Ngày 20/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính ngày 21/8 (Bệnh viện Đức Giang thực hiện).
Hoàng Mai: 1 ca
3. V.H.B, Nam, sinh năm 2016; Địa chỉ: Hoàng Liệt, Hoàng Mai. Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 8/8 đã được xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 19/8, bệnh nhân vào Bệnh viện Đức Giang cách ly (mẹ, em và bố đã dương tính). Ngày 21/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (Bệnh viện Đức Giang thực hiện).
Đông Anh: 3 ca
4. Đ.V.T, Nam, sinh năm 2002; Địa chỉ: Kim Chung, Đông Anh. Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN L.T.L, đã được cách ly từ 11/8. Ngày 17/8, bệnh nhân xuất hiện sốt nóng từng cơn, rát họng, không ho, không khó thở. Bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Đa khoa Đông Anh để cách ly và điều trị. Ngày 21/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (BV Đức Giang thực hiện).
5. C.T.S, Nữ, sinh năm 1955; Địa chỉ: Uy Nỗ, Đông Anh. Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN Đ.T.L, đã được cách ly tại khu cách ly tập trung. Ngày 21/8, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, sốt nóng từng cơn, đau rát họng, không ho, không khó thở. Bệnh nhân được chuyển Bệnh viện đa khoa Đông Anh để cách ly và điều trị, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (Bệnh viện Đức Giang thực hiện).
6. Đ.D.T.Q, Nam, sinh năm 2010; Địa chỉ: Uy Nỗ, Đông Anh. Dịch tễ: Bệnh nhân là F1 của BN Đ.T.L, đã được cách ly tại khu cách ly tập trung. Ngày 21/8, bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ, không ho, không khó thở. Bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Đa khoa Đông Anh để cách ly và điều trị, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (Bệnh viện Đức Giang thực hiện).
Tình hình dịch bệnh đến chiều 22/8 tại Hà Nội:
Số ca nhiễm: 3.117
Trong đó số ca từ thời điểm thực hiện Chỉ thị 16 (24/7) là 1.909
Số ca tử vong: 36
Số tiêm chủng: 2.356.256 liều
Phê duyệt thêm 1 loại vaccine sử dụng tại Việt Nam
Theo đó tại Quyết định 4035/QĐ-BYT bổ sung Điều 1 Quyết định 2908/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vaccine phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký ban hành bổ sung vaccine có tên Pfizer BiONTech Covid-19, mỗi khay chứa 25 lọ, mỗi lọ 6 liều vào danh sách vaccine COVID-19 được sử dụng tại Việt Nam.
Vaccine Covid-19 Pfizer Comirnaty đã được Bộ Y tế phê duyệt trước đó. Ảnh: Duy Hiệu.
Ngoài ra, 2 cơ sở sản xuất cũng được bổ sung vào nội dung Khoản 5 về tên cơ sở sản xuất - Nước sản xuất: Pharmacia and Upjohn Company LLC. (Cách viết khác là: Pharmacia & Upjohn Company LLC) – Hoa Kỳ và Hospira Incorporated (Cách viết khác là: Hospira Inc.) – Hoa Kỳ.
Trước đó, ngày 12/6, tại Quyết định 2908/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện loại vaccine phòng COVID-19 Pfizer mang tên Comirnaty do Pfizer (Bỉ) và BiOnTech (Đức) sản xuất, đóng gói mỗi khay chứa 195 lọ, mỗi lọ 6 liều cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (Nghị định 54/2017/NĐ-CP).
Đến nay, Việt Nam đã có hợp đồng mua 51 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer, bao gồm 20 triệu liều dành cho vị thành niên 12-17 tuổi.
Lô vaccine phòng COVID-19 Pfizer đầu tiên về Việt Nam từ tháng 7/2021 và sau đó đều về thêm hàng tuần, tuy nhiên số lượng còn hạn chế.
Theo kế hoạch trước đây, vaccine Pfizer sẽ về nhiều vào quý 4, nhưng sau cuộc điện đàm tối ngày 20/8 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với chủ tịch, giám đốc điều hành Công ty Pfizer, ông Albert Bourla, chủ tịch Pfizer cam kết sẽ nỗ lực hết sức, tìm mọi phương án để đẩy nhanh tiến độ giao vaccine cho Việt Nam trong tháng 8, tháng 9 và quý IV năm 2021; sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam được nhận chuyển nhượng và các hình thức chuyển giao vaccine khác từ các quốc gia; tích cực ủng hộ Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam về vaccine.
Bàn giao 1,2 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Viện Pasteur TPHCM
Sáng 22/8, lô vaccine COVID-19 của AstraZeneca gồm 1.209.400 liều chính thức được VNVC bàn giao cho Viện Pasteur TP HCM.
Đây là lô vaccine thứ 9 thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca, vừa được đưa về Việt Nam sáng 19/8.
Như vậy, chỉ sau một tuần kể từ khi lô vaccine thứ 8 gồm hơn 1,1 triệu liều được VNVC bàn giao cho Bộ Y tế, VNVC tiếp tục bàn giao hơn 1,2 triệu liều, kịp thời đóng góp cho công tác phòng chống dịch.
Từ ngày 9/7 đến nay đã có hơn 6,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được VNVC đưa về Việt Nam theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều từ tháng 11/2020. Tất cả 30 triệu liều vaccine này đều được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế với cam kết bàn giao nhanh chóng, an toàn và đảm bảo chất lượng cao nhất.
Từ 23/8, TP.HCM đến từng hộ dân "vùng đỏ", "vùng cam" để tiêm vaccine
Sáng 22/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM đã có văn bản hướng dẫn việc triển khai tiêm vaccine từ ngày 22/8- 6/9.
Cụ thể, việc tiêm vaccine COVID-19 ở "vùng đỏ" và "vùng cam" (gồm TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn) sẽ được tổ chức theo hướng đưa đội tiêm vaccine di động đến tận nhà dân để tiêm.
Cùng với đó sẽ tổ chức đội tiêm ở địa điểm phù hợp, bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời bà con từng hộ.
Riêng tại khu chung cư, phối hợp với ban quản lý chung cư tổ chức điểm tiêm, mời tuần tự các hộ cùng tầng ra tiêm, có thể tổ chức vào buổi tối. Các đội tiêm và phục vụ tiêm được trang bị đầy đủ thiết bị, quần áo bảo hộ.
Theo thông tin từ Sở Y tế TP HCM, từ khi bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 20/8, TP HCM tiêm được 5.291.971 người, trong đó có 177.018 người đã tiêm 2 mũi, tất cả đều an toàn.
Theo Bộ Y tế, TP HCM đang là địa phương được phân bổ vaccine nhiều nhất với 5.501.330 triệu liều (bao gồm cả số lượng vaccine phân bổ cho các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn).
Hiện tại, 4 loại vaccine được tiêm chủng tại địa phương này là AstraZeneca, Moderna, Pfizer và Vero Cell. Tất cả đều đến từ nguồn của Bộ Y tế cấp và phê duyệt, kiểm định chất lượng.
62 ca dương tính ở Viện Pháp y tâm thần Biên Hòa
Tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận thêm 959 ca mắc COVID-19 mới, xuất hiện một ổ dịch không rõ nguồn lây tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.
Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai (CDC) cho biết, địa phương vừa ghi nhận 959 ca mắc COVID-19, trong đó 23 ca được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc, 936 ca trong khu cách ly, phong tỏa.
TP Biên Hòa có 516 ca, huyện Vĩnh Cửu 229 ca, huyện Trảng Bom 83 ca, huyện Nhơn Trạch 73 ca, huyện Định Quán 14 ca. Số ca mắc còn lại tập trung rải rác ở TP Long Khánh, huyện Tân Phú, huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành.
Sau khi phát hiện ổ dịch mới tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa với 62 ca test nhanh dương tính SARS-CoV-2 ở khoa Nam 1, CDC Đồng Nai đã lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho hơn 600 bệnh nhân đang điều trị tại đây và đều cho kết quả âm tính.
Về việc xét nghiệm COVID-19 diện rộng, trong ngày 21/8, toàn tỉnh thực hiện hơn 71.772 test nhanh cho 200.277 người dân, qua đó phát hiện 393 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tổng cộng sau vài ngày triển khai chiến dịch, tỉnh phát hiện 1.300 người dương tính với SARS-CoV-2 trong tổng số 826.490 người được lấy mẫu.
Tổng số người dân trong tỉnh đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đến thời điểm này là 388.652.
Theo thống kê của CDC Đồng Nai, đến nay tỉnh ghi nhận 17.823 người mắc COVID-19, trong đó có 131 bệnh nhân tử vong.
Trưa ngày 22/8, Hà Nội ghi nhận 7 ca nhiễm Covid-19, có 1 ca cộng đồng
Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết, số ca mắc Covid-19 mới từ 06h đến 12h ngày 22/8 là 7 ca, có 1 ca tại cộng đồng và 6 ca trong khu cách ly.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội trong trưa nay phân bố theo quận/huyện: Đống Đa (2), Đông Anh (2), Bắc Từ Liêm (1), Ba Đình (1), Gia Lâm (1); Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm ho sốt thứ phát (07).
Phân bố 01 trường hợp mắc mới tại cộng đồng theo quận huyện: Đống Đa (01) thuộc chùm ho sốt thứ phát.
Thông tin cụ thể 7 ca mắc mới ghi nhận trong kỳ báo cáo như sau:
Chùm ho sốt thứ phát (5)
(1) P.H.L, nữ, 2001.
Đ/c: Sáp Mai, Võng La, Đông Anh, Hà Nội.
Dịch tễ: BN là công nhân công ty SEI, đã được chuyển cách ly tập trung và XN nhiều lần âm tính. Ngày 19/8, BN cùng phòng N.T.M dương tính, ngày 21/8, được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện)
(2) T.T.T, nữ, 1987.
Đ/c: Đại Độ, Võng La, Đông Anh, Hà Nội.
Dịch tễ: Bn là công nhân công ty SEI, đã được chuyển cách ly tập trung và XN nhiều lần âm tính. Ngày 19/8, BN cùng phòng N.T.M dương tính. Ngày 20/8, xuất hiện đau rát họng, tức ngực, ngày 21/8, được lấy mẫu lần 4 kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện)
(3) P.T.K.T, nữ, 1970.
Đ/c: Thôn 2, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Dịch tễ: là F1 của N.T.K, tiếp xúc lần cuối ngày 25/7. Ngày 28/7, được chuyển cách ly tập trung và kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính. Ngày 13/8, hết cách ly tập trung về cách ly tại nhà, BN xuất hiện ngứa họng, ho húng hắng. Ngày 21/8, được lấy lại mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
(4) Đ.H.H, nữ, 1976.
Đ/c: Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Dịch tễ: BN là F1 của Đ.M.T tiếp xúc lần cuối ngày 19/8. Ngày 15/8, vào BVĐK Đức Giang trông cháu là Đ.M.T đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần âm tính (15/8 và 19/8). Ngày 19/8, Đ.M.T dương tính nên BN được chuyển cách ly tập trung. Ngày 21/8, được lấy mẫu lần 3 kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
(5) N.Đ.T, nam, 1986.
Đ/c: Đội 9, Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Dịch tễ: BN là F1 H.V.P, liên quan ổ dịch Viettel Post. Ngày 09/8 được chuyển cách ly tập trung và đã được lấy mẫu 2 xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 21/8, xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, được lấy mẫu lần 3 kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện)
(6) Đ.M.T, nam, 2020
Đ/c: Đội Cấn, Ba Đình.
Dịch tễ: BN là F1 của BN Đ.N.T, được cách ly tại BV Đức Giang từ ngày 16/8 và xét nghiệm lần 1 âm tính. Ngày 19/8 được xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính (BV Đức Giang)
(7) N.Q.T, nam, 2004
Đ/c: Văn Miếu, Đống Đa
Dịch tễ: BN là con của BN N.Q.T. Ngày 21/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 2.568 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.309 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.259 ca.
Lượng bệnh nhân ra viện ở Bình Dương lập kỷ lục
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 Bình Dương, tình hình khống chế dịch Covid-19 nơi đây đang có những tín hiệu khả quan. Ở tầng 3 trong mô hình “tháp điều trị 3 tầng” của Bộ Y tế, Bình Dương đang thiết lập thêm 1 bệnh viện hồi sức tích cực với năng lực điều trị là 337 giường để điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Ngoài ra, Bình Dương cũng đã triển khai cải tạo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi để điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch. Như vậy, đến nay tỉnh này đã có 3 trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.
Ở tầng 2, việc cung cấp oxy y tế cho các bệnh viện huyện như Dĩ An, Thuận An, Dầu Tiếng, Bàu Bàng cũng đã được thiết lập và tới đây sẽ mở rộng thêm tới bệnh viện ở Bắc Tân Uyên. Đây là tuyến điều trị rất quan trọng vì nếu bệnh nhân có triệu chứng trở nặng được sớm điều trị tích cực, sẽ không phải chuyển lên tầng 3 – tầng điều trị bệnh nhân nặng.
Những ngày qua, số bệnh nhân mắc mới Covid-19 của Bình Dương liên tục tăng cao do tỉnh đang đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng. Dự báo số ca mắc mới tiếp tục tăng cao.
Về vấn đề này, ông Hiếu nói: “Đúng là số ca mắc mới của Bình Dương đang tăng cao. Tuy nhiên với việc áp dụng đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, số lượng bệnh nhân ra viện của Bình Dương những ngày qua đã lập những kỷ lục. Có ngày lên đến gần 5.000 người được ra viện. Số bệnh nhân công bố khỏi bệnh nhiều hơn số người mắc mới”.
TP.HCM thiết lập kho chứa thực phẩm cho dân
TP.HCM yêu cầu địa phương đánh giá năng lực hệ thống kho chứa, triển khai trưng dụng, thiết lập kho chứa phù hợp, đảm bảo năng lực dự trữ lương thực, thực phẩm cho dân.
Ngày 22/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM thông tin về những việc sẽ triển khai trong công tác phòng, chống dịch từ ngày 22/8 đến ngày 6/9.
TP.HCM thực hiện nghiêm nhà cách ly nhà; tổ dân phố/tổ nhân dân cách ly tổ dân phố/tổ nhân dân; khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp; phường, xã, thị trấn cách ly phường, xã, thị trấn.
Ngày 22/8, Bộ Tư lệnh TP.HCM phối hợp cùng Sở Nội vụ, Công an TP.HCM, Bộ đội Biên phòng TP.HCM tham mưu Kế hoạch thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn có nguy cơ cao (vùng cam) và rất cao (vùng đỏ).
Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức ra quyết định về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh đối với các phường, xã, thị trấn có nguy cơ cao (vùng cam) và rất cao (vùng đỏ).
Ngày 23/8, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức ra Quyết định về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh với phường, xã, thị trấn có nguy cơ cao (vùng cam) và rất cao (vùng đỏ). UBND phường, xã, thị trấn ra quyết định thành lập các Tổ công tác đặc biệt tại những vùng có nguy cơ cao (vùng cam) và rất cao (vùng đỏ).
Trong ngày 22/8, TP.HCM tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Áp dụng các phương thức làm việc theo hướng cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan Nhà nước làm việc tại nhà; riêng lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch và giải quyết các công việc khẩn cấp có thể áp dụng “3 tại chỗ” hoặc theo phân công luân phiên.
Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn bố trí để người dân đi chợ 1 lần/tuần (đối với “vùng xanh”).
Từ 23/8 đến ngày 6/9, TP.HCM lập chốt kiểm tra, lực lượng tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm (Công an TP.HCM, Bộ Tư lệnh TP.HCM, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện).
Về xét nghiệm, ngày 22/8, Trung tâm điều phối xét nghiệm TP.HCM bổ sung vào kế hoạch xét nghiệm các đối tượng sau: nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần). Từ ngày 23/8 đến ngày 6/9, triển khai theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về tiêm vaccine, TP.HCM tổ chức tiêm vaccine ở “vùng đỏ” và “vùng cam”. Đội tiêm vaccine di động đến tận nhà dân để tiêm. Tổ chức đội tiêm ở địa điểm phù hợp, bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời từng hộ. Tại khu chung cư, phối hợp với Ban quản lý chung cư tổ chức điểm tiêm, mời tuần tự các hộ cùng tầng ra tiêm, có thể tổ chức vào buổi tối.
Điều trị F0 tại nhà, Sở Y tế tiếp tục xây dựng lộ trình triển khai thành lập các trạm y tế lưu động, chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: thành lập 135 trạm y tế của 14 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Nhà Bè, Tân Bình, Gò Vấp, TP Thủ Đức) đi vào hoạt động trước ngày 24/8.
Giai đoạn 2: thành lập 225 trạm y tế của 18 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, TP Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn) đi vào hoạt động trước ngày 27/8.
Bắt giam người sắp xếp tiêm vaccine sai đối tượng
Tối 21/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung (sinh năm 1989, trú tại Quận 4) để điều tra về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi."
Trước đó, Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện tài khoản Facebook Kim Zunf, có tên thật là Lê Thị Kim Dung (sinh năm 1989, trú tại Quận 4), đăng tin cung cấp “dịch vụ tiêm vaccine COVID-19” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào cuộc truy xét, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang khi Dung đang tổ chức cho hai người đến tiêm vaccine tại Trường Mầm non 10 (Phường 10, Quận 11).
Tại Cơ quan điều tra, Lê Thị Kim Dung khai nhận nhờ mối quan hệ cá nhân, có thể sắp xếp, cung cấp các suất tiêm vaccine phòng COVID-19 với giá từ 2-4 triệu đồng mỗi liều vaccine. Từ đó, Dung đăng thông tin này lên mạng và “khách hàng” có nhu cầu thì nhắn tin thông tin cá nhân để Dung lập danh sách rồi chuyển tiền thanh toán.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác định, Lê Thị Kim Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc đối tượng vào danh sách tiêm vaccine trên địa bàn Quận 11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.
Cơ quan Công an đang mở rộng điều tra vụ án.
Hà Nội đang tập trung hoàn thành việc rà soát, bóc tách F0 khỏi cộng đồng.
Hà Nội thêm 7 ca dương tính, có 3 người ở chung cư HH Linh Đàm
Sáng 22/8, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 7 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 3 ca tại cộng đồng ở quận Hoàng Mai thuộc chùm ca ho sốt thứ phát.
Trong số các trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, 2 ca phát hiện ở khu vực phong tỏa là nữ giới (33-43 tuổi) ở Hàng Bột, Đống Đa. Hai bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa tại ngõ Văn Hương (phong tỏa từ ngày 13/8) ngày 21/8 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Trong số các chùm ca ho, sốt thứ phát, 3 người ở chung cư HH4C Linh Đàm, gồm bé gái 4 tuổi, cô gái 26 tuổi và nam thanh niên 26 tuổi. Ngày 21/8 họ được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 6 là V.T.K.D, 29 tuổi, ở Kim Chung, Đông Anh. Bệnh nhân D là F1 của bệnh nhân N.T.P. Ngày 16/8, người này được lấy mẫu (âm tính) và chuyển cách ly tập trung tại khu CT2, Đông Anh. Ngày 18/8, người này sốt, ho, rát họng được chuyển Bệnh viện Đông Anh, ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 7 là N.M.T, 35 tuổi, ở Thanh Lương, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân này là F1 (chồng) của bệnh nhân N.T.T, được lấy mẫu (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung tại Thạch Thất. Sau đó bệnh nhân N.M.T được chuyển sang cách ly tại Bệnh viện Đức Giang. Tại bệnh viện, bệnh nhân được lấy mẫu và có kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 2.561 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.308 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.253 ca.
Cả nước đã có 332.626 ca nhiễm
Tính đến 18h ngày 21/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.321 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca ghi nhận trong nước.
Tại Bình Dương ghi nhận nhiều nhất với 4.505, tiếp đến là TP. HCM (4.084), Tiền Giang (589), Đồng Nai (551), Long An (393), Đà Nẵng (197), Đồng Tháp (109), Cần Thơ (100), Tây Ninh (83), Hà Nội (76)....
Ngày 21/8, cả nước ghi nhận thêm 11.321 ca mắc mới.
Ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 2.767 ca. Tại Bình Dương tăng 2.400 ca, TP. Hồ Chí Minh tăng 709 ca, Tiền Giang tăng 222 ca, Đồng Nai giảm 135 ca, Long An tăng 26 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 336.707 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.425 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 332.626 ca, trong đó có 137.313 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 7 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).
Trong ngày 21/8, có 7.272 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 140.087 ca. 687 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 24 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới. Số ca tử vong trong ngày hôm nay chưa cập nhật do Tiểu ban điều trị chưa chuyển số liệu về.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 212.537 xét nghiệm cho 905.353 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.268.865 mẫu cho 27.043.618 lượt người.
Trong ngày 20/8 có 190.681 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 16.494.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.
Xem xét ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai
Ngày 21/8, Bộ Y tế ban hành Công văn khẩn về ưu tiên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương, khả năng cung ứng vaccine COVID-19, xem xét ưu tiên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trên địa bàn, đơn vị.
Trong đó, việc tiêm vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai được thực hiện theo quy định của Quyết định 3802 do Bộ Y tế ban hành ngày 10/8 như sau:
Phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng trì hoãn tiêm chủng.Trước khi tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai, phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ, lợi ích và chỉ nên cân nhắc tiêm cho phụ nữ từ trên 13 tuần tuổi nếu lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào vơi cả mẹ và thai nhi.
Nếu phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần tuổi sau khi được giải thích vẫn đồng ý tiêm thì cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa…
Hiện Bộ Y tế cấp phép lưu hành 6 loại vắc xin ngừa COVID-19 là vaccine AstraZeneca - được sử dụng nhiều ở nước ta, Pfizer, BioTech, Moderna, Vero Cell, Sputnik V. Trong các loại này, có duy nhất Sputnik V ghi rõ cấm sử dụng trong thai kỳ. Còn các loại vaccine khác, khi nhà sản xuất không có chống chỉ định thì có thể sử dụng cho thai phụ.
60 tổ quân y lưu động vào tiếp ứng miền Nam
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sáng nay (21/8), Học viện Quân y tổ chức lễ xuất quân cho 295 cán bộ, bác sĩ, học viên của Học viện tăng cường vào TPHCM và các tỉnh phía Nam chống dịch COVID-19.
Đoàn công tác do Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Hệ trưởng Hệ sau Đại học làm Trưởng đoàn, trong đó có 113 bác sĩ là học viên sau đại học đang học tập tại Học viện Quân y, 2 cán bộ và 180 học viên năm thứ tư. Sau khi vào phía Nam, đoàn sẽ chia thành 60 tổ quân y lưu động (mỗi tổ gồm 2 bác sĩ và 3 học viên).
Đoàn công tác đi tăng cường còn thực hiện vai trò là bác sĩ đến tận cơ sở, đến từng nhà phát hiện, chăm sóc, điều trị, phòng chống COVID-19 và cả những bệnh nền khác cho người dân Ảnh: Nguyễn Minh.
Tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, đoàn công tác có nhiệm vụ hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị liên quan làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng cơ động dưới sự chỉ đạo, điều phối của Sở chỉ huy phòng, chống dịch phía Nam.
Công việc cụ thể của 60 tổ quân y lưu động là tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng vắc xin, quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường; quản lý, chăm sóc các trường hợp F0, cách ly, điều trị tại gia đình; phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
Giao nhiệm vụ cho đoàn công tác, Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y nhấn mạnh: Hiện nay, người dân TP.HCM và đồng bào miền Nam đang rất cần sự giúp đỡ của những người lính quân y. Do đó, các bác sĩ, học viên phải trở thành những chiến sĩ xung kích mang phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ cùng y đức để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ lần này.
Trung tướng Đỗ Quyết cho biết, đoàn công tác đi tăng cường còn thực hiện vai trò là bác sĩ đến tận cơ sở, đến từng nhà phát hiện, chăm sóc, điều trị, phòng chống COVID-19 và cả những bệnh nền khác cho người dân. Ngoài 60 tổ quân y lưu động xuất quân sáng nay, sẽ có thêm 600 y bác sĩ, học viên của Học viện tiếp tục vào Nam chi viện chống dịch vào ngày 23/8 tới đây.
Đối với các học viên, bên cạnh việc đi lấy mẫu xét nghiệm, sẽ thực hiện việc xuống chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tại khu phố và làm bất cứ nhiệm vụ gì khi người dân yêu cầu. Hơn bao giờ hết, lúc này phải phát huy tinh thần trách nhiệm, phát huy những kiến thức đã học được để phục vụ cho người dân.
Những ngày qua, người dân Đà Nẵng chấp hành nghiêm quy định "ai ở đâu ở đó", đường phố không bóng người.
Đắk Nông: Giãn cách xã hội toàn huyện Cư Jút theo CT16 từ 18h00 hôm nay
Chiều 21/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Đắk Nông cho biết, toàn huyện Cư Jút thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 18h00 ngày 21/8 theo Chỉ thị 16.
Theo đó, huyện Cư Jút sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình; thôn, bon, buôn, tổ dân phố với thôn, bon, buôn, tổ dân phố; xã phường cách ly với xã phường, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Tỉnh Đắk Nông yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc các cơ quan, đơn vị, tại các doanh nghiệp, nhà máy cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Tạm dừng tất cả các hoạt động công cộng, cơ sở vui chơi, giải trí, tập trung đông người, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân; bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vận liệu sản xuất.
UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo huyện và Ban Chỉ đạo huyện Cư Jút đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong người dân về việc thực hiện Chỉ thị 16 để tạo sự đồng thuận; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống dịch bệnh cũng như tạo điều kiện tối đa cho bà con nông dân trong việc thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
Đồng thời, yêu cầu lực lượng công an toàn tỉnh lập chốt kiểm soát, không cho các xe "luồng xanh" đậu đỗ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh, trừ trường hợp đặc biệt thì báo cáo tỉnh cho ý kiến. Chốt kiểm soát kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp về từ vùng dịch nhưng không khai báo, không chấp hành tốt quy định cách ly y tế.
Huyện Cư Jút lập chốt và kiểm soát chặt tại 4 cửa ngõ ra vào huyện; đảm bảo cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân trong vùng cách ly. Ngành Y tế và các lực lượng tham gia chống dịch phải hết sức cẩn trọng, bảo toàn lực lượng tuyến đầu, không để lây nhiễm bệnh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo huyện Cư Jút, tính đến 9h00 sáng cùng ngày, trên địa bàn huyện ghi nhận 58 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, thị trấn Ea T’ling và xã Nam Dong có ca mắc trong cộng đồng, trước tình hình số ca mắc COVID-19 ở huyện Cư Jút tăng mạnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã chi viện, giúp huyện khoanh vùng, điều tra, dập dịch.
Hiện tại, huyện đã quyết định thực hiện cách ly y tế toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Ea T’ling theo Chỉ thị 16 vào chiều 20/8. Tính đến sáng ngày 21/8, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 243 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 58 trường hợp đã khỏi bệnh.
Đà Nẵng tiếp tục "ai ở đâu ở yên đó" kéo dài đến 8h ngày 26/8
Đà Nẵng kéo dài biện pháp “ai ở đâu thì ở đó” thêm 3 ngày nữa để trung xét nghiệm diện rộng lần thứ 3 đánh giá tình hình dịch bệnh tại địa phương này.
Thông tin nói trên vừa được ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết trong cuộc họp với Thủ tướng về diễn biến dịch bệnh COVID-19 sáng 21/8.
Đà Nẵng sẽ mở đợt xét nghiệm tìm F0 đợt 3 trong 3 ngày này. Sau đó, sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm để có các phương án chống dịch phù hợp trong thời gian tới.
UBND TP. Đà Nẵng trước đó quyết định từ 8h ngày 16/8 đến 8h ngày 23/8, dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn thành phố, người dân tuyệt đối không được ra khỏi nhà, nơi đang cư trú, “ai ở đâu thì ở đó”.
Các cơ quan, công sở, đơn vị giảm tối đa số lượng người làm việc tại trụ sở, chỉ cử người ở lại làm những công việc thật sự cần thiết, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp và khu công nghệ cao được phép hoạt động và chỉ được tối đa 30% số lượng người lao động tại đơn vị; tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức "3 tại chỗ" (làm việc tại chỗ - ăn uống tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ).
Trong thời gian dừng các hoạt động, Đà Nẵng tập trung vào việc lấy mẫu xét nghiệm những khu vực nguy cơ cao để truy vết, tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Với chiến dịch xét nghiệm này, Đà Nẵng phát hiện nhiều ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Cụ thể từ ngày 16/8 đến ngày 20/8, địa phương này ghi nhận tổng cộng 138 ca.
Thông tin tổng hợp dư luận người dân trong những ngày qua được công bố tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cuối ngày 20/8 có đến 80% ý kiến người dân Đà Nẵng ủng hộ thành phố thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch với nguyên tắc “ai ở đâu ở đó”, khoảng 10% ý kiến trung tính và 10% ý kiến khác.
Ý kiến người dân Đà Nẵng đề nghị, nếu trong những ngày tới, số ca mắc COVID-19 mới không giảm, thành phố nên tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện những biện pháp này.
Thêm 29 ca mắc mới, Hà Nội có 2.519 ca từ 27/4
Sáng 21/8, Hà Nội có 29 ca dương tính mới, trong đó 18 ca trong cộng đồng; đến nay đã lấy được 753.597 mẫu xét nghiệm để xét nghiệm diện rộng.
Các ca bệnh phân bố theo quận, huyện: Đống Đa (20), Hoàng Mai (3), Thạch Thất (3), Long Biên (1), Hoài Đức (1), Hai Bà Trưng (1) với các chùm sàng lọc khu vực nguy cơ cao (18), chùm ho sốt thứ phát (9), chùm sàng lọc ho sốt (2).
Liên tục cập nhật thông tin diễn biến tình hình Covid-19 trong ngày 21/8.
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 20/8 đến 6 giờ ngày 21/8, Hà Nội ghi nhận 29 ca dương tính mới với SARS-CoV-2; gồm 18 ca tại cộng đồng và 11 ca trong khu cách ly, phong tỏa.
Cụ thể, 18 ca bệnh ghi nhận tại cộng đồng gồm:
Có 11 ca phát hiện tại Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa. Các bệnh nhân là người sống trong khu vực nguy cơ cao, xung quanh ghi nhận nhiều ca bệnh dương tính. Ngày 20/8, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Một ca ở Ngô Sĩ Liên, Văn Miếu, Đống Đa. Bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho ngày 18/8. Ngày 20/8, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn được làm test nhanh dương tính, được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định, kết quả dương tính.
Một ca ở thôn Ngô, An Thượng, Hoài Đức, là F1 sống cùng nhà với F0 trước đó, ngày 20/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Ba ca ở chung cư HH4C Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, ngày 20/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Một ca ở tổ 11 Thượng Thanh, Long Biên, là F1 (làm cùng kho hàng) với F0, ngày 20/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Một ca ở Hòa Bình 2, Minh Khai, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân có triệu chứng sốt ngày 16/8. Ngày 18/8, bệnh nhân khai báo y tế, ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Còn lại 11 ca nhiễm ghi nhận tại khu cách ly, phong tỏa.
Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 2.519 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.295 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.224 ca.
Tính đến 6 giờ sáng nay, toàn thành phố đã lấy được 753.597 mẫu để xét nghiệm diện rộng, trong đó có 295.389 mẫu có kết quả âm tính, 42 mẫu dương tính, số mẫu còn còn lại đang chờ kết quả. Số mẫu dương tính đều thuộc đối tượng sống trong khu vực nguy cơ cao.
Cụ thể, khu vực phong tỏa lấy 55.250 mẫu, số mẫu âm tính là 20.177; khu vực nguy cơ lấy 345.902 mẫu, số mẫu âm tính là 132.678, dương tính là 42; đối tượng nguy cơ cao lấy 352.443 mẫu, số mẫu âm tính là 142.534.
Hiện tại, Việt Nam cấp phép 6 loại vaccine gồm: Astra Zeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson.
Thủ tướng giao Bộ Y tế xem xét cấp phép thêm vaccine Covid-19 từ UAE
Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép thêm một loại vaccine ngừa Covid-19 đến từ UAE.
Ngày 20/8, Văn phòng Chính phủ có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao. Theo đó, Chính phủ đã nhận được văn bản của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex ngày 17/8, đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận và chỉ đạo Bộ Y tế thẩm định nhanh hồ sơ đăng ký khẩn cấp vaccine Covid-19 Hayat-Vax cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh.
Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra để hướng dẫn và thực hiện nhất quán việc quản lý nhà nước, bao gồm kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí theo quy định.
Thủ tướng cũng giao Bộ Ngoại giao xem xét, kiểm tra, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao nhập khẩu vaccine.
Vaccine ngừa Covid-19 phía Vimedimex xin cấp phép khẩn cấp có tên Hayat-Vax, sản xuất tại UAE, hợp tác với hãng Sinopharm của Trung Quốc. Đây là vaccine nội địa đầu tiên của UAE cũng như các quốc gia Ả Rập.
UAE bắt đầu sản xuất vaccine Hayat-Vax từ tháng 3 vừa qua với công suất ban đầu là 2 triệu liều/tháng và sắp tới nâng lên gần 20 triệu liều/tháng.
WHO đã cấp phép khẩn cấp cho vaccine Sinopharm vào tháng 5 vừa qua với hiệu quả đạt hơn 78%. Tại Việt Nam, vào ngày 3/6 vừa qua, Sinopharm là vaccine thứ 3 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Hiện tại, Việt Nam cấp phép 6 loại vaccine gồm: Astra Zeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson. Với Sinopharm, Việt Nam đã nhận 2,5 triệu liều để thực hiện tiêm chủng cho người dân.
Cả nước có 323.268 ca nhiễm, 132.815 ca khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.288 ca nhiễm).
Đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ,
Ghi nhận thêm 10.657 ca mắc mới
Bản tin của Bộ Y tế tối 20/8 cho biết trong ngày có thêm 10.657 ca mắc, Bình Dương vượt TP.HCM về số ca mắc với 4.223 ca và có 12.756 bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 11 ca. Tại Bình Dương tăng 968 ca, TP. Hồ Chí Minh giảm 1.050 ca, Đồng Nai tăng 29 ca, Long An giảm 50 ca, Tiền Giang giảm 111 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.288 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) ghi nhận số ca nhiễm mới trong nước là 319.209 ca, trong đó có 130.041 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (164.524), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Tiền Giang (5.619), Đồng Tháp (5.554).
Trong ngày 20/8 có 12.756 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 132.815 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 666 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.
Thông báo 390 ca tử vong
Trong ngày 20/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 390 ca tử vong:
Trong đó tại TP. Hồ Chí Minh cao nhất với 312 ca, Bình Dương (41), Long An (8 ), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (3), Sóc Trăng (3), Cần Thơ (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Trà Vinh (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Số ca mắc trên thế giới
Đến chiều 20/8, toàn thế giới có 211.006.585 ca nhiễm, trong đó 188.912.075 khỏi bệnh; 4.419.878 tử vong và 17.674.632 đang điều trị (108.864 ca diễn biến nặng). Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 202.152 ca, tử vong tăng 3.460 ca.
Châu Âu tăng 31.420 ca; Bắc Mỹ tăng 24.626 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 142.346 ca; châu Phi tăng 2.553 ca; châu Đại Dương tăng 1.207 ca.
Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 61.472 ca, trong đó: Malaysia tăng 23.564 ca, Thái Lan tăng 19.851 ca, Philippines tăng 17.231 ca, Campuchia tăng 519 ca, Đông Timor tăng 267
Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 178.038 xét nghiệm cho 376.152 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.056.328 mẫu cho 26.138.265 lượt người.
Chiến sĩ công an túc trực tại chốt kiểm soát trên phố Quang Trung. Ảnh: Tạ Hải
Hà Nội tập trung nguồn lực, tận dụng "thời gian vàng" để bóc tách F0
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực, bằng mọi biện pháp, tận dụng tối đa "thời gian vàng" các ngày giãn cách xã hội nhằm thực hiện xét nghiệm trên diện rộng.
Bóc tách triệt để F0
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng chủ trì họp thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn chiều 20/8.
Tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Hà Nội ghi nhận 2.695 ca mắc. Trong đó, 1.262 ca ngoài cộng đồng, 1.179 ca ghi nhận trong khu cách ly, khu vực phong tỏa; 212 ca ghi nhận trong Bệnh viện và 42 ca nhập cảnh.
Bà Hà thông tin, qua công tác chủ động rà soát, giám sát các trường hợp ho, sốt ngoài cộng đồng đã phát hiện 1.406 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã, trong đó, 122 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 nguyên phát. Thành phố cũng đã bố trí và kích hoạt 10.600 giường điều trị. Tính đến 12h, ngày 20/8, Thành phố còn 99/464 điểm phong tỏa.
Nói về công tác xét nghiệm, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực, bằng mọi biện pháp, tận dụng tối đa "thời gian vàng" các ngày giãn cách xã hội nhằm thực hiện xét nghiệm trên diện rộng. Qua đó, đảm bảo an toàn, kết hợp với các hoạt động xét nghiệm truy vết, đánh giá nguy cơ lây nhiễm để trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để các F0, kiểm soát để dịch bệnh không lây lan, bùng phát.
Đợt 1, đã lấy được 322.925 mẫu, đạt 107,6% kế hoạch, kết quả phát hiện được 29 ca mắc, còn lại âm tính. Đợt 2, lấy được 421.108 mẫu, đạt 48,8% kế hoạch, đã phát hiện 18 ca dương tính, 107.259 mẫu âm tính, còn lại đang thực hiện xét nghiệm.
Đối với công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, tổng cộng đã có 10 đợt phân bổ vaccine với 1.919.500 liều các loại. Đến nay, thành phố đã tiêm được 1.710.521 liều, đạt 20,6%; công nhân tại khu công nghiệp đạt 48,5%.
Trong công tác cách ly tập trung, Thành phố hiện có 135 cơ sở cách ly có quyết định thành lập gồm: 20 cơ sở do Thành phố thành lập, 9 cơ sở trong doanh trại Quân đội, Công an quản lý và 106 cơ sở tại các quận, huyện, thị xã, có khả năng tiếp nhận ngay cách ly 42.982 người; hiện đang cách ly 5.120 người.
Cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân
Thông tin về công tác cung ứng hàng hóa cho người dân, quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan đánh giá, qua 2 đợt giãn cách, Hà Nội luôn đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người dân, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định.
Trong quá trình tổ chức triển khai nhiệm vụ này, Hà Nội luôn chủ động, sáng tạo và quyết liệt. Thành phố đã ban hành kế hoạch về đảm bảo nguồn cung và điều phối hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được cung ứng ổn định trong mọi tình huống.
Thành phố cũng quyết định trưng dụng 5 địa điểm ở ngoại thành để giãn cách cho các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối của Thành phố. Đồng thời, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khâu vận chuyển; đã cấp mã nhận diện cho 2.200 ô tô và trên 9.000 xe máy vận chuyển hàng hóa. Trên 14 nghìn shipper cũng được cấp mã.
Quyền Giám đốc Sở Công thương cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 8.355 điểm bán hàng bình ổn giá, tăng gấp 7 lần so với thời điểm Hà Nội triển khai các chương trình bình ổn hàng năm. Đồng thời, mở thêm hơn 472 điểm bán hàng thiết yếu của bưu điện, 800 điểm của VNPost và 81 điểm của ViettelPost. Các quận, huyện cũng triển khai nhiều hình thức bán hàng lưu động, hiện nay, có 9 địa phương triển khai với nhiều hình thức rất phong phú, đa dạng.
Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thường xuyên có lực lượng chức năng tuần tra, nhắc nhở và xử phạt những người ra đường không có lý do chính đáng. Ảnh: Tạ Hải
Hà Nội có 2.490 ca ca mắc COVID-19 từ ngày 27/4 đến nay
16 ca mắc COVID-19 vừa phát hiện chiều 20/8 nâng tổng số ca bệnh ở Thủ đô trong 24 giờ qua lên 81.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong ngày 20/8, Hà Nội công bố 81 ca COVID-19 mới, trong đó 38 ca ghi nhận tại cộng đồng.
16 bệnh nhân COVID-19 mới nhất có 7 ca thuộc chùm ca ho sốt thứ phát, 8 ca thuộc chùm sàng lọc khu vực nguy cơ cao và 1 ca liên quan TP HCM.
Cụ thể: 6 ca thuộc chùm sàng lọc người sống trong khu vực nguy cơ cao đều tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức. Ngày 19/8, nhóm người này được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
9 ca thuộc chùm ca ho, sốt thứ phát đều là F1 hoặc sống tại khu vực có nguy cơ cao. Trong số này có trường hợp chị L.T.T.H, 29 tuổi, ở Hữu Hòa, Thanh Trì lấy mẫu xét nghiệm 3 lần mới phát hiện dương tính.
Chị H là F1 của bệnh nhân N.T.D. Ngày 4/8, chị được lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 11/8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả âm tính. Ngày 18/8, chị xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 2 là bà L.K.T, 60 tuổi, ở Văn Miếu, Đống Đa. Bà T là chị gái của bệnh nhân L.D.T và là F1. Hàng ngày bà T và bệnh nhân T chia nhau ra nhà mẹ ở địa chỉ 18a/62 Trần Quý Cáp Văn Miếu để chăm mẹ (tại đây có tiếp xúc gần nhau). Từ 12-14/8, bà T cùng em gái ra kiot số 2 ga Trần Quý Cáp để bán hàng rau, tại đây cũng tiếp xúc bệnh nhân COVID-19. Ngày 19/8, bà T được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 3, 4 là hai bé trai 5 tuổi và 8 tuổi, ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai. Hai bé đều sống tại khu vực nguy cơ cao. Ngày 20/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Ca bệnh liên quan TP HCM là anh N.V.V, 31 tuổi, ở Bình Hưng, Bình Chánh, TP HCM. Anh là nhân viên y tế làm nhiệm vụ vận chuyển người bệnh từ TP.HCM đến Bệnh viện Phổi Trung ương. Ngày 19/8, sau khi đến Bệnh viện Phổi Trung ương, anh được làm xét nghiệm, kết quả dương tính
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 2.490 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.277 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.213 ca.
Từ đầu tháng 8, các ổ dịch lớn với nhiều ca nhiễm mới tập trung tại Đông Anh, Thanh Trì, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày đến ngày 6/9
Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý giãn cách xã hội toàn thành phố đến 6h ngày 6/9 trước các nguy cơ phức tạp của dịch Covid-19.
Chiều qua, 20/8, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết Thường trực Thành ủy đồng ý tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đến 6h ngày 6/9 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19.
Hà Nội bắt đầu thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố (trên nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng) từ 6h ngày 24/7. Sau đó, Hà Nội gia hạn biện pháp giãn cách thêm 15 ngày, đến 6h ngày 23/8.
Sau gần 4 tuần, diễn biến dịch tại thủ đô có chuyển biến tích cực, song số ca mắc được phát hiện hàng ngày vẫn ở mức cao, 50-60 ca/ngày.
Theo số liệu từ CDC Hà Nội, từ đầu tháng 8, các ổ dịch lớn với nhiều ca nhiễm mới tập trung tại Đông Anh, Thanh Trì, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai. Đáng chú ý, Thanh Trì và Đông Anh đang dẫn đầu về số ca dương tính phát hiện qua sàng lọc ho, sốt thứ phát với lần lượt 178 và 173 trường hợp (tính từ 1/8).
Dịch bệnh có xu hướng lan rộng với chu kỳ lây ngắn hơn, bằng chứng là 30/30 quận, huyện, thị xã đều đã phát hiện trường hợp nhiễm nCoV ở đợt dịch thứ 4. Một số ổ dịch như Nhà thuốc Đức Tâm (Đống Đa), Công ty SEI (Đông Anh) bắt đầu tạo chuỗi lây nhiễm rải rác.
Nhiều chuyên gia nhận định việc kéo dài giãn cách xã hội là giải pháp tốt nhất cho Hà Nội lúc này. Giãn cách giúp thành phố tìm, cách ly nốt các F0 còn lại khi dịch bệnh đã ngấm sâu trong cộng đồng. Bên cánh đó, việc giãn cách cũng giúp Hà Nội tránh nguy cơ dịch bùng phát mạnh đợt nghỉ lễ 2/9.
Các nhân viên y tế túc trực tại điểm tiêm nhắc nhở và hướng dẫn người dân.
Quân đội sẵn sàng hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP.HCM và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân.
Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP.HCM và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân...
Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân Thành phố và các tỉnh, cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu “muôn hình vạn trạng” trong thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cũng khẳng định, Bộ sẵn sàng huy động lực lượng cao nhất cho các tỉnh phía Nam để tham gia bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, có thể chi viện cả lực lượng y tế nếu cần thiết.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đã giao Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố thành lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân.
Thành phố đề nghị hỗ trợ thêm hàng ngàn cán bộ y tế, hàng trăm đội lấy mẫu, xét nghiệm; một số xe xét nghiệm lưu động… Với tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 hiện nay, đến cuối tháng 8 Thành phố có thể đạt tỷ lệ 70% dân số được tiêm vaccine.
Đại diện Trung đoàn 58 trao chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly cho công dân đủ điều kiện. (Ảnh: Dương Giang:TTXVN).
Vượt 17.000 ca mắc, Long An xét nghiệm toàn bộ người dân
UBND tỉnh Long An vừa có quyết định tổ chức sàng lọc, nhằm kịp thời phát hiện người dương tính với SARS-CoV-2, ngăn chặn và cách ly triệt để, tránh lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Theo đó, trong tháng 8/2021, các địa phương thuộc “Vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng” sẽ thực hiện test nhanh kháng nguyên, sau đó xét nghiệm PCR đơn cho những mẫu dương tính với SARS-CoV-2 (kịp thời tách riêng những ca dương tính qua test nhanh kháng nguyên trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR mẫu đơn); sau đó xét nghiệm PCR gộp 10 cho những ca test nhanh âm tính.
Đối với các địa phương thuộc “vùng xanh” sẽ thực hiện xét nghiệm PCR gộp 10, giải gộp các mẫu dương tính ngay khi có kết quả xét nghiệm.
Sau khi có kết quả RT-PCR dương tính sẽ tiến hành truy vết. Các trường hợp test nhanh dương tính sẽ được tách riêng theo dõi, chờ kết qua xét nghiệm PCR mẫu đơn; nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính thì giải phóng, dương tính thì truy vết, cách ly, điều trị theo quy định.
UBND tỉnh Long An cũng dự kiến việc sàng lọc người nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành trong tháng 8/2021. Mỗi huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh sẽ thực hiện 2 đợt, mỗi đợt cách nhau từ 5 đến 7 ngày.
Tính từ đầu mùa dịch đến 18h ngày 19/8, Long An ghi nhận 17.080 ca mắc COVID-19. Riêng trong ngày 19/8 ghi nhận 497 ca mắc. Đã có 6.450 ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi và xuất viện. Đang điều trị 6.080 ca, đã có 207 người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân khu vực nguy cơ Ảnh: NLĐ.
TP.HCM nâng cao các biện pháp chống dịch từ 23/8
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đưa ra 5 giải pháp tăng cường, nâng cao các biện pháp phòng chống dịch từ 0h ngày 23/8.
Tham dự buổi họp có ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, đã thông tin về năm giải pháp nâng cao phòng chống dịch.
Theo ông Hải, thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 86 của Chính phủ, Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Thành ủy và kế hoạch 2715 của UBND TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp với phương châm mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch với năm giải pháp.
Cụ thể: Người dân TP đảm bảo thực hiện quy định giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp...
Tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tử vong.
Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ở những người dân ở khu vực “vùng đỏ trên bản đồ COVID-19 TPHCM”.
Tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân
TP.HCM đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời cho người dân khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư.
Đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện 5K + vaccine + thuốc, không tập trung mua hàng, TP đã có phương án đưa hàng hóa cho người dân.
TP.HCM đã trải qua 44 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tính đến nay, TP.HCM đã trải qua 44 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong đó TP có 26 ngày áp dụng thêm các biện pháp tăng cường.
Theo đó, TP.HCM bắt đầu quyết định giãn cách xã hội toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9/7. Đến ngày 22/7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã ký Chỉ thị khẩn số 12 về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.
Tiếp đó ngày 23/7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã ký Công văn số 2468 về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị 16. Trong đó, yêu cầu các khu phong tỏa, thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.
Đến ngày 26/7, UBND TP tiếp tục có văn bản khẩn yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TP hạn chế tối đa ra đường, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 6 giờ (hàng ngày).
Từ 0 giờ ngày 2/8, TP.HCM tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày. TP yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân TP an tâm “ai ở đâu ở đấy”.
Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi TP cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Thế giới vượt 211 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h sáng 21/8 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận 211.067.932 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.421.880 ca tử vong. Đến thời điểm hiện tại, 188.979.330 bệnh nhân đã bình phục, 17.666.722 người vẫn đang được điều trị, trong đó 108.874 ca bệnh nặng.
Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 38.231.972 ca, trong đó có 643.113 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 572.733 ca trong tổng số 20.494.212 ca nhiễm. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với 32.358.829 ca, trong đó có 433.622 ca tử vong.
Xét về khu vực, châu Á đứng đầu với 67.212.317 ca, còn châu Âu đứng thứ hai đang có 53.871.340 ca. Con số này của Bắc Mỹ là 45.807.942 ca và Nam Mỹ là 36.489.111 ca.
Tại Đông Nam Á, sau 3 tuần, Chính phủ Campuchia đã quyết định dừng chiến dịch toàn quốc về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, trong khi lệnh giới nghiêm ban đêm ở thủ đô Phnom Penh cũng kết thúc từ ngày 20/8. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh số ca mới nhiều ngày qua dao động trong khoảng 500-600 ca/ngày.
Theo quyết định của chính phủ, chính quyền thủ đô Phnom Penh tối 19/8 cũng chấm dứt lệnh giới nghiêm. Tuy nhiên, Phnom Penh vẫn tiếp tục cấm các hoạt động kinh doanh có rủi ro lây nhiễm dịch cao như kinh doanh đồ uống có cồn, cơ sở mát xa và tụ tập từ 15 người trở lên.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, rủi ro lây nhiễm vẫn ở mức cao tại các tỉnh giáp biên giới Thái Lan như Battambang, Banteay Meanchey, Pailin, Poipet và Oddar Meanchey khi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người lao động Campuchia từ Thái Lan đổ về nước mỗi ngày kể từ lúc cửa khẩu Campuchia - Thái Lan mở cửa trở lại hôm 13/8.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, tất cả lao động di cư và gia đình họ trở về nước phải cách ly tập trung 21 ngày, trong đó những người có kết quả xét nghiệm dương tính được chia tách để kiểm tra có nhiễm biến thể Delta hay không. Mặc dù số ca mắc COVID-19 ở các tỉnh vẫn ở mức cao, đặc biệt tại tỉnh Banteay Meanchey, nhưng tổng số ca trên toàn quốc tại Campuchia ngày 20/8 lại thấp hơn dự kiến.
Trong thông cáo ngày 20/8, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 519 ca mới trong 24 giờ qua, bao gồm 185 ca nhập cảnh và 334 ca lây nhiễm cộng đồng. Số ca tử vong vì dịch bệnh vài ngày nay cũng đã giảm xuống dưới mức 20 ca/ngày.
Tại Lào, Bộ Y tế nước này cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 440 ca mới và 2 ca tử vong. Đây là số ca mới cao nhất từ trước tới nay trong một ngày được ghi nhận tại Lào. Savanankhet tiếp tục là tỉnh ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất với 135 ca, trong đó có tới 58 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Lào đang có xu hướng tăng trở lại.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào yêu cầu tăng cường tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các đối tượng theo kế hoạch và mục tiêu đã đề ra; kiểm soát chặt hoạt động người xuất nhập cảnh. Đồng thời, Lào đang xem xét hợp tác với Trung Quốc trong việc nghiên cứu triển khai sản xuất thí điểm vaccine ngừa COVID-19 tại Lào, hướng tới sản xuất đại trà để cung cấp cho người dân cũng như xuất khẩu.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào cho biết các trường học trên cả nước bao gồm cả thủ đô Viêng Chăn sẽ khai giảng vào ngày 1/9 tới. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 11.753 ca, trong đó có 11 người tử vong.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này ngày 20/8 ghi nhận 17.231 ca mới trong 24 giờ qua, mức cao kỷ lục trong một ngày. Tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới hơn 1,8 triệu ca, trong đó có 31.198 ca tử vong và riêng trong một ngày qua, quốc gia Đông Nam Á này có 317 ca không qua khỏi.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Thái Lan, tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu dịch tới nay đã vượt ngưỡng 1 triệu sau khi Bộ Y tế nước này sáng 20/8 thông báo có thêm 19.851 ca mới cùng 240 ca tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, kể từ khi ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên đầu năm ngoái, Thái Lan đã có tổng cộng 1.009.710 ca nhiễm, trong đó có 8.826 người không qua khỏi. Hầu hết các ca nhiễm và tử vong được ghi nhận trong thời gian bùng phát làn sóng COVID-19 thứ 3 từ đầu tháng 4, với 980.847 ca nhiễm và 8.732 ca tử vong.
Trong khi đó, kể từ ngày 21/8, Malaysia bắt đầu nới lỏng một số quy định giãn cách xã hội đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng trong bối cảnh hơn 50% số người trưởng thành của quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm đủ liều vaccine. Theo đó, những hoạt động được nới lỏng giãn cách bao gồm các hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời sẽ được cho phép nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi cùng quận và bắt đầu từ 6h00-22h00; các nhà hàng được phép phục vụ ăn uống tại chỗ thay vì chỉ được mua mang về như trước đây.
Tại Singapore, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan thông báo nước này có thể sẽ duy trì quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong một khoảng thời gian nữa. Singapore hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với số người được tiêm chủng chiếm 3/4 trong tổng số 5,7 triệu dân. Dự kiến, Singapore sẽ hoàn thành tiêm chủng cho 80% dân số vào tháng 9 tới, tạo tiền đề cho việc dỡ bỏ cách ly đối với du khách đã tiêm chủng sau khoảng 1 năm đóng cửa biên giới.
Tình hình dịch bệnh tại Australia và New Zealand vẫn phức tạp. Ngày 20/8, chính quyền bang New South Wales (NSW) của Australia thông báo gia hạn lệnh phong tỏa Sydney và siết chặt các hạn chế phòng dịch COVID-19 ở một số điểm nóng trong thành phố lớn nhất cả nước này sau khi ghi nhận 644 ca mới và 4 ca tử vong tại đây trong 24 giờ qua.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc thêm 4 ngày sau một đợt bùng phát dịch COVID-19 do biến thể Delta gây ra ở ngoại ô Auckland - thành phố lớn nhất cả nước. Thủ tướng Ardern nhấn mạnh New Zealand sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế cấp độ 4 - cấp độ phòng dịch cao nhất - cho đến ngày 24/8 tới.
New Zealand là một trong số các quốc gia khống chế hiệu quả dịch COVID-19 với chỉ 26 ca tử vong trên tổng số 5 triệu dân. Người dân nước này không bị buộc phải ở nhà trong một năm qua và cuộc sống gần như trở lại bình thường, không bị hạn chế việc tập trung đông người. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại nước này vẫn còn chậm khi mới chỉ có khoảng 20% dân số đã được tiêm đủ liều.
Tại Đông Bắc Á, Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Koichi Hagiuda khẳng định chính phủ sẽ không xem xét khả năng đóng cửa tất cả các trường học, từ cấp tiểu học cho đến trung học phổ thông, để khống chế dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hagiuda cho biết bộ sẽ tôn trọng quyết định kéo dài thời gian nghỉ Hè hoặc tạm thời đóng cửa trường học của các chính quyền địa phương do tình hình dịch bệnh không giống nhau giữa các khu vực. Ngày 20/8, chính quyền thủ đô Tokyo xác nhận thêm 5.405 ca mới trong cộng đồng, ngày thứ 3 liên tiếp ở trên ngưỡng 5.000 ca/ngày.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN.
Tại Hàn Quốc, Thủ tướng Kim Boo-kyum thông báo quyết định gia hạn một số biện pháp hạn chế hoạt động đối với nhà hàng và quán cà phê trong bối cảnh nước này đang chật vật khống chế làn sóng thứ 4 của đại dịch. Tuy nhiên, chính phủ quyết định cho phép tổ chức các cuộc tụ tập riêng tư tại nhà hàng và quán cà phê với tối đa 4 người nếu 2 người trong số đó đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.
Liên quan đến các liệu pháp điều trị COVID-19, Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh cho biết cơ quan này đã cho phép sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng Ronapreve trong phòng ngừa và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo MHRA, Ronapreve là thuốc kháng thể đơn dòng đầu tiên được phê duyệt tại Anh để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Thuốc Ronapreve do công ty dược phẩm Roche của Thụy Sĩ và công ty công nghệ sinh học Regeneron của Mỹ hợp tác phát triển.
Cơ quan Quản lý sản phẩm trị liệu (TGA), đơn vị quản lý y tế của Australia, đã phê duyệt việc sử dụng thuốc kháng thể Sotrovimab để điều trị bệnh nhân COVID-19. Phương pháp điều trị mới có thể giảm tới 79% tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong ở người trưởng thành. Thuốc được sử dụng thông qua truyền tĩnh mạch. Dự kiến, thuốc này sẽ được dùng để điều trị cho những người trên 55 tuổi mắc COVID-19 và cũng có một hoặc nhiều bềnh lý nền.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận