Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 11/1 đến 16h ngày 12/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.135 ca nhiễm mới, trong đó 69 ca nhập cảnh và 16.066 ca ghi nhận trong nước (tăng 47 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.889 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.948), Khánh Hòa (772), Bình Định (702), TP. Hồ Chí Minh (696), Bình Phước (641), Đà Nẵng (592), Cà Mau (535), Hải Phòng (525), Bến Tre (499), Tây Ninh (473), Bà Rịa - Vũng Tàu (400), Trà Vinh (399), Vĩnh Long (395), Bắc Ninh (375), Thanh Hóa (354), Quảng Ninh (319), Thừa Thiên Huế (270), Hưng Yên (270), Quảng Ngãi (253), Lâm Đồng (248), Hải Dương (245), Nam Định (227), Bạc Liêu (210), Quảng Nam (208), Vĩnh Phúc (198), Thái Nguyên (186), Hậu Giang (182), Hà Giang (182), Hòa Bình (171), Bắc Giang (163), Cần Thơ (161), Bình Thuận (134), Nghệ An (133), Đồng Tháp (133), Kiên Giang (125), Đắk Nông (120), Ninh Bình (114), An Giang (108), Sơn La (106), Phú Thọ (105), Thái Bình (103), Quảng Bình (100), Tuyên Quang (99), Đồng Nai (93), Sóc Trăng (89), Hà Nam (85), Lào Cai (80), Quảng Trị (68), Điện Biên (66), Yên Bái (60), Gia Lai (59), Bắc Kạn (56), Long An (40), Ninh Thuận (40), Lai Châu (38), Bình Dương (34), Cao Bằng (28), Tiền Giang (27), Phú Yên (23), Đắk Lắk (1).
Hôm nay cả nước thêm 16.135 F0, Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 3.000 ca
Ngày 12/01, Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Khánh Hòa.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-380), Cà Mau (-227), Lạng Sơn (-87).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (+138), Bà Rịa - Vũng Tàu (+106), Nam Định (+82).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.972 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.958.719 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.850 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.952.594 ca, trong đó có 1.633.082 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (509.501), Bình Dương (291.560), Đồng Nai (98.965), Tây Ninh (83.619), Hà Nội (76.438).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 38.943 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.635.899 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.032 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 4.304 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 834 ca; Thở máy không xâm lấn: 151 ca; Thở máy xâm lấn: 724 ca; ECMO: 19 ca.
Cả nước có 177 ca tử vong
Từ 17h30 ngày 11/01 đến 17h30 ngày 12/01 ghi nhận 177 ca tử vong. Cụ thể, tại TP.HCM (18) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (2), Đồng Nai (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (13), Bình Phước (13), Long An (13), Tiền Giang (13), Bến Tre (11 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (11), Trà Vinh (9), Đồng Nai (9), Vĩnh Long (7), Cần Thơ (7), Bình Định (6), Bình Dương (6), Khánh Hòa (5), Bạc Liêu (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Cà Mau (4), Đắk Lắk (3), Bình Thuận (3), Quảng Ngãi (3), Phú Thọ (2), Hải Phòng (2), Bắc Giang (2), Tây Ninh (2), Vĩnh Phúc (1), Bắc Ninh (1), Huế (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Hậu Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 213 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.964 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.119.897 mẫu tương đương 75.823.239 lượt người, tăng 63.067 mẫu so với ngày trước đó.
Khu điều trị F0 nguy kịch ở Hà Nội kín giường
Khu điều trị bệnh nhân F0 nặng thuộc khu R13, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội. Từ 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 với quy mô 500 giường bệnh chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2, tầng 3.
Hai tuần nay, các khu này luôn kín giường và quá tải.
Theo điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương, bệnh viện có hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Thời gian gần đây, cơ sở y tế này điều trị khoảng 160-200 bệnh nhân, mỗi ngày tiếp nhận 20-30 F0.
"Khu vực R13 và R14 là nơi điều trị bệnh nhân tầng 3, nặng và nguy kịch. Mỗi khu có thể điều trị tối đa 20 bệnh nhân.
Giường bệnh vẫn còn nhưng nhân lực để tiếp nhận, điều trị theo công suất tối đa của bệnh viện chưa đủ. Với số nhân lực hiện nay và số bệnh nhân đang điều trị, chúng tôi còn thiếu khoảng 10 bác sĩ, điều dưỡng. Vì thiếu người, nhân viên y tế phải trực liên tục 12 tiếng mỗi ngày. Sắp tới, nếu số bệnh nhân tiếp tục tăng cao, chúng tôi sẽ cần chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Sở Y tế", điều dưỡng Phương nói.
Điều dưỡng Phương cũng cho biết nhân lực tại khu vực tầng 3 sẽ chia thành 2 đội. Đội một sẽ ở trong phòng bệnh trực tiếp tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân. Đội còn lại sẽ ở ngoài điều phối, xử lý thông tin tại trung tâm điều hành qua vách ngăn phòng dịch.
Hệ thống camera giám sát có thể theo dõi đến từng giường của các bệnh nhân. Việc này giúp các nhân viên y tế trong trung tâm điều hành có thể quan sát toàn bộ bệnh nhân, kịp thời cấp cứu khi có tình huống khẩn cấp.
"Tại giường của mỗi bệnh nhân đều có máy đo chỉ số SpO2. Nhân lực ở trong bệnh phòng và trung tâm điều hành sẽ liên tục hỗ trợ nhau. Trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ ở bên ngoài cũng có thể lập tức vào bên trong", điều dưỡng này cho hay.
Hải Phòng chuyển cấp độ dịch từ vùng đỏ sang vùng cam
Theo bảng màu phân cấp độ dịch do CDC Hải Phòng công bố trưa 12/1, thành phố đã chuyển vùng cam sau 4 ngày nguy cơ dịch rất cao.
Sau 4 ngày công bố cấp độ dịch nguy cơ rất cao (tương ứng cấp độ 4 - vùng đỏ), trưa 12/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Phòng đã cập nhật cấp độ dịch tại thành phố là cấp độ 3 (vùng cam - nguy cơ cao) sau khi số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Hải Phòng "giảm nhiệt".
Lãnh đạo TP Hải Phòng và Sở Y tế Hải Phòng kiểm tra công tác tiêm mũi 3 phòng Covid-19 trên địa bàn
Hiện TP Hải Phòng vẫn còn 6/15 quận, huyện là vùng đỏ gồm: quận Hồng Bàng, Dương Kinh, Lê Chân, Đồ Sơn và huyện An Dương, Kiến Thuỵ.
Huyện đảo Bạch Long Vỹ vẫn thuộc cấp độ 1 - bình thường mới trong khi các quận, huyện còn lại của thành phố (quận Ngô Quyền, Hải An, Kiến An; huyện Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Cát Hải) thuộc cấp độ 3 - nguy cơ cao.
Về cấp độ dịch của xã, phường, thị trấn, bảng màu phân cấp độ dịch của thành phố trưa nay cho thấy, Hải Phòng có 80/218 địa phương nguy cơ rất cao (vùng đỏ), vùng cam (86), vùng vàng (35) và vùng xanh (17).
Theo Sở Y tế Hải Phòng, tính từ 18h ngày 10/1 đến 18h ngày 11/1, thành phố ghi nhận thêm 523 ca COVID-19, nâng tổng số ca mắc từ đầu mùa dịch tới nay lên gần 21.000 người.
523 ca mắc mới này được ghi nhận tại 14/15 quận, huyện. Trong đó, 59 trường hợp F1, 449 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 1 ca test nhanh dương tính, các ca còn lại được phát hiện trong quá trình sàng lọc tại công ty thuộc các khu công nghiệp của huyện An Dương và huyện Thủy Nguyên.
Tổng tích lũy mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại TP Hải Phòng là 3.463.350 mũi. Cụ thể, người lớn là 3.116.186 (mũi 1: 1.491.990 đạt 103,43% bao gồm cả người ngoại tỉnh; mũi 2: 1.437.749, tỷ lệ 99,67%; mũi nhắc lại: 77.310; mũi bổ sung: 109.137).
Mũi tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi là 347.164. Trong đó, mũi 1: 173.482 đạt 100%; mũi 2: 173.560, tỷ lệ 99,98%; mũi nhắc lại: 120; mũi bổ sung: 2).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.930.428 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.564 ca nhiễm).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.787 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Lực lượng chức năng lấy mẫu cho người dân.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.924.372 ca, trong đó có 1.594.139 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (508.805), Bình Dương (291.526), Đồng Nai (98.872), Tây Ninh (83.146), Hà Nội (73.490).
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.105 ca/ngày.
Tình hình điều trị và số bệnh nhân tử vong:
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 11/1 là 6.866 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi đến nay lên 1.596.956 trường hợp.
Số bệnh nhân nặng hiện đang điều trị là 6.317 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 220 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.787 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp
Gần đây, báo chí phản ánh một số địa phương thay đổi quy định bán tại chỗ-mua mang về khiến người dân mệt mỏi; trạm y tế ở Bình Dương tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vaccine.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 242/VPCP-KGVX ngày 11/1/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Công văn nêu rõ, báo chí phản ánh một số việc như "Mệt mỏi vì quy định bán tại chỗ, mua mang về thay đổi liên tục" (Báo điện tử Zing News ngày 4/1/2022), "Trạm y tế ở Bình Dương tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vaccine" (Báo điện tử Vietnamnet ngày 4/1/2022); người dân phản ánh một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp...
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương có văn bản chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.
Bộ Y tế nói gì về việc Ấn Độ loại thuốc Molnupiravir khỏi phác đồ điều trị Covid-19?
Theo Bộ Y tế, thông tin về việc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị Covid-19 do lo ngại tác dụng phụ là không chính xác.
Thuốc Molnupiravir được dùng trong chương trình thí điểm điều trị bệnh nhân Covid-19 có kiểm soát.
Chiều 11/1, Bộ Y tế phản hồi các thông tin về việc sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 tại Ấn Độ.
Cụ thể, theo Bộ Y tế, ngày 5/1/2022, trang tin India.com đăng tải trích dẫn ý kiến của Tiến sĩ Bhargava, Tổng Giám đốc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ về việc chưa cập nhật thuốc Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị Covid-19 theo phác đồ của ICMR, do quan ngại về một số phản ứng phụ.
Bộ Y tế cho rằng, ICMR không loại Molnupiravir ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid-19, nhưng cũng chưa cập nhật thuốc này vào phác đồ điều trị Covid-19.
Tuy nhiên, tại Ấn Độ, tháng 12/2021, Cơ quan quản lý dược, đã cấp phép sản xuất và lưu hành thuốc Molnupiravir cho một số nhà sản xuất. Các thông tin phản ứng phụ như đột biến gen, tổn hại đến cơ, xương, nguy cơ cho việc mang thai và trẻ em, đã được ghi rõ trong giấy phép lưu hành.
"Cho đến nay, chưa có quyết định chính thức được ban hành từ ICMR hoặc Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ về nội dung trên", Bộ Y tế thông tin.
Cũng tại cuộc họp ngày 8/1, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế khuyến cáo, thuốc Molnupiarvir chỉ sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành, dương tính SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Thuốc Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không dùng quá 5 ngày liên tiếp. Đồng thời, không dùng Molnupiravir để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng bệnh. Thuốc không sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trong 4 ngày sau khi dùng thuốc.
Ngoài ra, Molnupiravir không được dùng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Riêng với nam giới, thuốc có thể ảnh hưởng đến tinh trùng dù dù rủi ro thấp. Bộ Y tế khuyến cáo, Molnupiravir chỉ được sử dụng khi có đơn của bác sĩ, không tự ý mua, sử dụng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.
Theo Bộ Y tế, thuốc Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành có điều kiện tại Anh (ngày 4/11/2021), phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Mỹ (ngày 23/12/2021), tại Nhật Bản (ngày 25/12/2021) và phê duyệt sử dụng tại một số quốc gia khác để điều trị Covid-19.
Tại Việt Nam, hơn 400.000 liều thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế phân bổ cho 53 địa phương trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ. Hiện có 3 công ty dược sản xuất trong nước được xem xét cấp phép sản xuất lưu hành Molnupiravir.
Hà Nội ghi nhận 2.884 ca mắc COVID-19, 10 ca tử vong
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (156); Thanh Xuân (141); Hoài Đức (123); Đông Anh (101); Hoàn Kiếm (75); Gia Lâm (52)…
Trong đợt dịch 4 từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội đã có 75.534 ca mắc.
Sở Y tế Hà Nội thông báo từ 18h ngày 10/1 đến 18h ngày 11/1, Hà Nội ghi nhận 2.884 ca mắc COVID-19, trong đó có 718 ca cộng đồng.
Ca mắc COVID-19 mới tại 391 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (156); Thanh Xuân (141); Hoài Đức (123); Đông Anh (101); Hoàn Kiếm (75); Gia Lâm (52)…
Như vậy, số ca mắc COVID-19 tính từ khi Hà Nội áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 (ngày 24/7) đến nay là 72.650 ca.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 75.534 ca.
Về công tác điều trị, toàn TP Hà Nội đang có hơn 48.000 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly; trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (131), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.003), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1.286), cơ sở thu dung quận, huyện (5.550), theo dõi cách ly tại nhà (38.685). Số bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung là 02 người; số bệnh nhân được ra viện trong ngày là 0.
Số ca tử vong trong ngày là 10 trường hợp, tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29/4 đến nay tại Hà Nội là 270 người.
Đà Nẵng thống nhất lập cơ sở điều trị F0 có trả phí
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, rất nhiều người có điều kiện, không muốn ở nhà điều trị vì ảnh hưởng đến gia đình, hoạt động kinh doanh. Họ chấp nhận bỏ tiền ra đi điều trị rồi về, trong một điều kiện tốt.
Trong những ngày qua, số ca nhiễm tại Đà Nẵng hơn 400 ca/ngày, ca cộng đồng chiếm hơn một nửa.
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, số ca nhiễm COVID-19 những ngày qua tăng cao, nhất là các ca cộng đồng, gây áp lực lên cơ sở điều trị và lực lượng chống dịch. Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn sự gia tăng. Đặc biệt là giải pháp để công tác để điều trị vừa đảm bảo hiệu quả và vừa giảm áp lực cho các cơ sở y tế.
Ông yêu cầu các đơn vị liên quan phải khẩn trương hoàn thiện các phương án khi F0 tăng cao. Lưu ý việc huy động lực lượng y tế, trước hết là y tế cộng đồng (khoảng 1.200 người) tham gia vào, kích hoạt bệnh viện dã chiến số 2. Đồng thời phải ra quyết định lập các trạm y tế trong khu công nghiệp, với cơ chế vận hành như các trạm y tế khác.
Về đề xuất hình thành các cơ sở điều trị F0 trả tiền, Bí thư Thành ủy đồng ý. “Rất nhiều người có điều kiện, không muốn ở nhà điều trị vì ảnh hưởng đến gia đình, hoạt động kinh doanh.
Họ chấp nhận bỏ tiền ra đi điều trị 5-7 ngày rồi về, trong một điều kiện tốt. Đây cũng cũng như F1 đi cách ly trả tiền. Việc này phù hợp nên chúng ta thống nhất chủ trương này để triển khai”, ông Quảng nói.
Bí thư Thành ủy nêu thực tế, số lượng F0 điều trị tại nhà đang rất thấp so với số ca nhiễm hàng ngày và năng lực của thành phố. Ông nhấn mạnh các đơn vị chức năng phải coi đây là việc căn bản, cần phối hợp tốt giữa chính quyền, cơ quan y tế, gia đình. Đồng thời ứng dụng phần mềm quản lý, theo dõi và điều trị F0 tại nhà để triển khai có hiệu quả.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận